Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn urophylla

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng bạch đàn urophylia làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh phú thọ​ (Trang 62)

4.4.1. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bạch đàn Urophylla

Hiệu quả kinh tế từ trồng rừng Bạch đàn căn cứ vào năng suất rừng, giá bán gỗ, vốn vay.. Các giả định để tính doanh thu từ rừng trồng bạch đàn là:

- Tỷ lệ lợi dụng gỗ (tỷ lệ thương phẩm) tại tất cả các điểm nghiên cứu là 0,75.

- Giá bán cây đứng (giá bán tại rừng) tại các điểm bằng nhau

- Các lâm trường trồng và chăm sóc rừng theo định mức. Vốn được sử dụng để trồng rừng bao gồm vốn vay ngân hàng (với lãi suất ưu đãi 7%/năm)

- Rừng trồng được khai thác một lần, các sản phẩm tận dụng trong quá trình tỉa thưa, chăm sóc rừng coi như không đáng kể.

- Thời điểm tính: Tại tuổi sắp khai thác.

- Thu nhập từ gỗ, củi rừng trồng bạch đàn tại các điểm nghiên cứu điển hình (LT Yên Lập, LT Tam Thanh, LT Xuân Đài và LT Đoan Hùng) Kết quả thu thập số liệu về doanh thu rừng trồng bạch đàn Urophylla tại các điểm nghiên cứu tỉnh Phú Thọ được trình bày trong bảng 4.10 (chi tiết xem phần phụ lục III)

Bảng 4.10: Doanh thu rừng trồng bạch đàn urophylla tại các điểm nghiên cứu tỉnh Phú Thọ Địa điểm Hạng đất Tuổi Trữ lƣợng (m3/ha) Tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi Giá bán cây đứng (đ/m3 ) Giá bán củi (đ/ster) Doanh thu (đ/ha) LT Yên Lập I 7 168,62 0,75 270.000 60.000 36.675.427 LT Tam Thanh II 6 96,76 0,75 270.000 60.000 21.045.458 LT Xuân Đài I 7 159,40 0,75 270.000 60.000 34.668.590 LT Đoan Hùng II 7 117,40 0,75 270.000 60.000 25.535.539

Kết quả nghiên cứu cho thấy: rừng trồng 6 tuổi cho doanh thu trung bình khoảng 28,9 triệu đồng/ha trong đó rừng trồng tại LT Yên Lập trên hạng đất I là 36,68 triệu đồng/ha và tại LT Tam Thanh trên hạng đất II là 21,05 triệu đồng/ha.

Rừng trồng bạch đàn 7 tuổi cho doanh thu trung bình khoảng 30,5 triệu đồng/ha, trong đó rừng trồng tại LT Xuân Đài trên hạng đất I là 34,7 triệu đồng/ha và tại LT Đoan Hùng trên hạng đất II là 25,5 triệu đồng/ha.

Do các rừng trồng Bạch đàn ở tỉnh Phú Thọ là rừng nguyên liệu của nhà máy giấy Bãi Bằng nên suất đầu tư cho các rừng trồng có cùng độ tuổi, cùng mật độ là như nhau và tuân theo các thiết kế trồng và chăm sóc rừng do nhà máy giấy Bãi Bằng quy định. Theo đó, tổng lượng vốn đầu tư cho rừng trồng 6 tuổi tính đến thời điểm nghiên cứu là 11,57 triệu đồng/ha còn rừng trồng 7 tuổi là 11,9 triệu đồng/ha.

Bảng 4.11 sau đây thể hiện các chỉ tiêu về mức lợi nhuận ròng hiện tại, lợi nhuận ròng trung bình năm, tỷ suất thu hồi vốn của rừng trồng Bạch đàn tại các điểm nghiên cứu:

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế, hiệu suất hoàn vốn của bạch đàn urophylla tại các điểm nghiên cứu ở Phú Thọ

TT Địa điểm Hạng

đất Tuổi NPV (đ/ha) NPV/năm IRR

Số năm hoàn vốn 1 LT Yên Lập I 7 24.746.788 3.535.255 23,6% 4 2 LT Tam Thanh II 6 9.471.528 1.578.588 17,80% 6 3 LT Xuân Đài I 7 22.739.950 3.248.564 22,5% 4 4 LT Đoan Hùng II 7 13.606.899 1.943.843 16,8% 6

Nhận xét:

Rừng trồng ở các Lâm trưòng ở Phú Thọ, có mức lợi nhuận ròng khá cao, trung bình khoảng 17,6 triệu đồng/ha (tương đương với mức lợi nhuận ròng bình quân năm khoảng 2,6 triệu đồng/ha/năm). Thời gian hoàn vốn trung bình khoảng 5 năm (nhỏ hơn số năm trong một chu kỳ kinh doanh). Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của các rừng trồng khoảng 20,1%. Đây là một tỷ suất cao, chứng tỏ đầu tư vào trồng rừng bạch đàn tại các điểm nghiên cứu hầu như là có lãi.

4.4.2. Hiệu suất đầu tư rừng trồng bạch đàn tại các điểm nghiên cứu:

Hiệu suất đầu tư rừng trồng bạch đàn tại các điểm nghiên cứu tính theo công thức 2.2 cho kết quả như sau: Rừng trồng 6, 7 tuổi tại các điểm nghiên cứu đều có tỷ suất đầu tư khá cao, từ 1,82 lần (tại LT Tam Thanh) tới 3,07 lần (tại LT Yên Lập) trung bình là 2,5 lần). Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.12 (chi tiết xem ở phần phụ lục III)

Bảng 4.12: Hiệu suất đầu tƣ rừng trồng bạch đàn Urophylla tại Phú Thọ

TT

Địa điểm Hạng

đất Tuổi

Trữ lƣợng

(m3/ha) HiÖu suÊt ®Çu t-

1 LT Yên Lập I 7 168,62 3,07 2 LT Tam Thanh II 6 96,76 1,82 3 LT Xuân Đài I 7 159,40 2,91 4 LT Đoan Hùng II 7 117,40 2,14

Chƣơng 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận.

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi thấy rằng:

- Diện tích đất trồng rừng sản xuất ở tỉnh Phú Thọ là khá lớn, khoảng 142,214,59ha (Đất trống và rừng trồng). Trong đó diện tích thích hợp cho trồng rừng Bạch đàn là: 77.205,98ha, chiếm 54,29% diện tích đất trống và rừng trồng. Diện ích ít thích hợp là 65.006, 32ha chiếm 45,71%, diện tích hạn chế 2,29 ha, chiếm diện tích nhỏ,(0,002%). Không có diện tích rất thích hợp.

- Đất dưới rừng trồng Bạch đàn urophylla tại Phú Thọ phần lớn là đất chua (pHKCl < 4), có hàm lượng mùn tổng số và đạm tổng số từ nghèo đến trung bình.

- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn Urophylla tại Phú Thọ ở cấp độ vi mô là độ dày tầng đất, dung trọng, mùn tống số và nitơ tổng số có thể coi đây là những yếu tố giới hạn với năng suất của cây. Trong khi đó không có sự tương quan chặt giữa pHKCl, P2O5dt và K2Odt với sinh trưởng của Bạch đàn urophylla tại Phú Thọ.

- Có thể sử dụng 4 yếu tố là: Độ dày tầng đất, Dung trọng, Thực bì và Mùn là những yếu tố có quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Bạch đàn để phân hạng đất trồng rừng.

- Về hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn: Với mức độ đầu tư và giá gỗ như như hiện nay, trồng rừng Bạch đàn Urophylla tại Phú Thọ, có lãi trung bình 2,6 triệu đồng/ha/năm và hiệu suất đầu tư khá cao trung bình 2,5 lần.

5.2. Tồn tại.

- Do thời gian có hạn nên đề tài mới chỉ tiến hành nghiên cứu tại một số điểm tại tỉnh Phú Thọ, nên cũng có thể chưa phản ánh hết toàn diện thực trạng rừng trồng Bạch đàn Urophylla tại Phú Thọ.

- Tuổi khai thác trung bình của rừng trồng Bạch đàn Urophylla ở Phú Thọ thấp (6 -7 tuổi) vì vậy kết quả nghiên cứu còn hạn chế.

5.3. Kiến nghị

- Để cải thiện năng suất rừng trồng Bạch đàn urophylla chúng ta cần tập trung tác động vào các yếu tố giới hạn ở trên như là cải thiện dung trọng, hàm lượng mùn tổng số và nitơ tống số bằng cách cày cơ giới, bón phân chuồng, phân lân vô cơ và hữu cơ là những yếu tố dễ tác động nhất.

- Có thể sử dụng các phương trình tương quan giữa sinh trưởng cây và tính chất đất để dự đoán năng suất rừng trồng Bạch đàn urophylla tại Phú Thọ.

- Đây chỉ là kết quả bước đầu tại tỉnh Phú Thọ, nên cần mở rộng phạm vi nghiên cứu để có thể áp dụng bảng phân hạng đất vi mô cho trồng rừng Bạch đàn urophylla trên nhiều vùng sinh thái khác nhau trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng bạch đàn urophylia làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh phú thọ​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)