Kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân và kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 55)

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 4 bệnh nhi không đủ tiêu chuẩn cho mục tiêu 2 (xin ra viện khi chưa điều trị đủ 1 liệu trình kháng sinh), vậy còn 151 bệnh nhi đủ điều kiện thực hiện mục tiêu 2 - kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn.

Bảng 3.16: Kết quả điều trị

Kết quả n %

- Khỏi 130 86,1 - Đỡ 19 12,6 Không tốt 2 1,3 - Chuyển viện 2 1,3 - Tử vong 0 0,0 Tổng số 151 100 Không đánh giá

- Xin ra viện chưa đủ 1 liệu trình 4

Nhận xét:

- Tỷ lệ kết quả điều trị tốt cao 98,7%, trong đó 86,1% trẻ khỏi bệnh, 12,6% trẻ đỡ giảm; tỷ lệ trẻ cần chuyển viện là 1,3% và không có trường hợp nào tử vong.

Bảng 3.17: Kết quả điều trị theo mức độ nặng

Kết quả

Mức độ

Tốt Không tốt Tổng số

(n = 151)

Khỏi Đỡ Chuyển viện

n % n % n % n %

Viêm phổi 90 91,8 8 8,2 0 0,0 98 100

Viêm phổi nặng 40 75,5 11 20,8 2 3,8 53 100

- Ở mức độ viêm phổi, tỷ lệ trẻ khỏi bệnh chiếm 91,8%, trẻ đỡ giảm chiếm 8,2%, không có trẻ nào chuyển viện. Tỷ lệ trẻ viêm phổi nặng có kết quả điều trị khỏi là 75,5%, đỡ giảm là 20,8%, trẻ chuyển viện chiếm 3,8%.

Bảng 3.18: Kết quả điều trị theo tuổi

Kết quả

Tuổi

Tốt Không tốt Tổng số

(n = 151)

Khỏi Đỡ Chuyển viện

n % n % n % n %

2-6 tháng 20 71,4 6 21,4 2 7,2 28 100 6-12 tháng 47 87,0 7 13,0 0 0,0 54 100 12 tháng-5 tuổi 63 91,3 6 8,7 0 0,0 69 100

Nhận xét:

- Nhóm tuổi 2 – 6 tháng tỷ lệ trẻ khỏi bệnh chiếm 71,4%, tỷ lệ trẻ đỡ chiếm 21,4%, tỷ lệ chuyển viện chiếm 7,2%. Nhóm tuổi 6 – 12 tháng tỷ lệ trẻ khỏi bệnh chiếm 87,0%, tỷ lệ trẻ đỡ chiếm 13%. Nhóm tuổi 12 tháng – 5 tuổi tỷ lệ trẻ khỏi bệnh chiếm 91,3%, tỷ lệ trẻ đỡ chiếm 8,7%, không có trường hợp nào chuyển viện.

Bảng 3.19: Kết quả điều trị theo tình trạng sử dụng kháng sinh trước vào viện

Kết quả Dùng KS Không tốt Tốt p n % n % Đã dùng KS 1 0,9% 112 99,1% p = 0,44 Chưa dùng KS 1 2,6% 37 97,4% Nhận xét:

- Trong nhóm trẻ đã dùng kháng sinh trước khi nhập viện, tỷ lệ trẻ có kết quả điều trị tốt chiếm 99,1%, có kết quả điều trị không tốt chiếm 0,9%. Tỷ lệ trẻ có kết quả điều trị tốt ở nhóm chưa dùng kháng sinh chiếm 97,4%, có kết

quả điều trị không tốt chiếm 2,6%. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,44 > 0,05).

Bảng 3.20: Kết quả điều trị theo giới

Kết quả

Giới

Tốt Không tốt Tổng số

(n = 151)

Khỏi Đỡ Chuyển viện

n % n % n % n %

Nam 74 82,2 15 16,7 1 1,1 90 100

Nữ 56 91,8 4 6,6 1 1,6 61 100

Nhận xét:

- Ở nhóm trẻ nam, tỷ lệ khỏi bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất 82,2%, số trẻ đỡ giảm bệnh chiếm 16,7% và có 01 trường hợp cần chuyển viện chiếm 1,1%.

- Nhóm trẻ nữ tỷ lệ khỏi bệnh rất cao 91,8%, số trẻ đỡ giảm bệnh chiếm 6,6% và có 1,6% trẻ cần chuyển viện.

Bảng 3.21: Kết quả điều trị theo vi khuẩn gây bệnh

Kết quả

Vi khuẩn

Tốt Không tốt Tổng số

(n = 151)

Khỏi Đỡ Chuyển viện

n % n % n % n % S. pneumoniae 61 87,1 9 12,9 0 0,0 70 100 H. influenzae 40 85,1 6 12,8 1 2,1 47 100 M. catarrhalis 12 100 0 0,0 0 0,0 12 100 S. aureus 14 93,3 1 6,7 0 0,0 15 100 K. pneumoniae 0 0,0 1 50,0 1 50,0 2 100 Nhận xét:

- Viêm phổi do vi khuẩn M. catarrhalis tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%. Viêm phổi do S. aureus tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 93,3%, tỷ lệ đỡ giảm chiếm 6,7%. Viêm phổi do vi khuẩn S. pneumoniae tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 87,1%, tỷ lệ đỡ chiếm 12,9%. Viêm phổi do H. influenzae tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 85,1%, tỷ lệ đỡ chiếm 12,8%, tỷ lệ chuyển viện chiếm 2,1%.

Bảng 3.22: Kết quả điều trị theo liệu trình kháng sinh tại viện

Kết quả Số liệu trình Tốt Không tốt Tổng n % n % n % 1 liệu trình 93 62,4 1 50,0 94 62,3 2 liệu trình 53 35,6 0 0,0 53 35,1 3 liệu trình 3 2,0 1 50,0 4 2,6 Tổng số 149 100 2 100 151 100 Nhận xét:

- Điều trị kháng sinh 1 liệu trình chiếm tỷ lệ cao nhất 62,3%, tiếp theo là điều trị 2 liệu trình với 35,1%, cuối cùng là điều trị 3 liệu trình chiếm 2,6%. Kết quả điều trị tốt số trẻ dùng 1 liệu trình kháng sinh chiếm tỷ lệ 62,4%, dùng 2 liệu trình kháng sinh chiếm 35,6%, dùng 3 liệu trình kháng sinh chiếm 2,0%.

Bảng 3.23: Thời gian điều trị trung bình theo mức độ nặng

Mức độ viêm phổi

Thời gian điều trị trung bình (X ± SD) Thời gian điều trị ngắn nhất Thời gian điều trị dài nhất p Viêm phổi 8,67 ± 2,34 5 17 p= 0,004 Viêm phổi nặng 10,23 ± 3,36 6 21 Tổng 9,22 ± 2,83 5 21

Nhận xét: - Thời gian điều trị trung bình của nghiên cứu là 9,22 ± 2,83 ngày, dao động từ 5 đến 21 ngày. Thời gian điều trị trung bình của nhóm VP là

8,67 ± 2,34 ngày. Thời gian điều trị trung bình của nhóm VPN là 10,23 ± 3,36 ngày

Bảng 3.24: Thời gian điều trị với hoàn cảnh mắc bệnh

Hoàn cảnh mắc bệnh Thời gian điều trị trung bình

(X ± SD) p

Viêm phổi cộng đồng 9,12 ± 2,8

p = 0,14 Viêm phổi bệnh viện 10,78 ± 2,99

Nhận xét:

- Thời gian điều trị trung bình của nhóm VPCĐ là 9,12 ngày. - Thời gian điều trị trung bình của nhóm VPBV là 10,78 ngày.

Bảng 3.25: Thời gian điều trị trung bình theo tuổi

Tuổi

Thời gian điều trị trung bình (X ± SD) Thời gian điều trị ngắn nhất Thời gian điều trị dài nhất p 2 - 6 tháng 10,36 ± 3,6 6 21 p1-2 = 0,034 6 - 12 tháng 8,96 ± 2,78 5 18 p2-3 = 0,99 12 tháng - < 5 tuổi 8,96 ± 2,4 5 17 p1-3 = 0,027 Nhận xét:

- Thời gian điều trị trung bình ở nhóm 2 – 6 tháng tuổi là cao nhất (10,4 ± 3,6 ngày), hai nhóm tuổi còn lại có thời gian điều trị trung bình tương tự nhau khoảng 9 ngày. Thời gian điều trị của nhóm trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi có sự khác biệt với 2 nhóm tuổi còn lại với p = 0,034 và p = 0,027 (<0,05).

Bảng 3.26: Thời gian điều trị theo vi khuẩn gây bệnh

Vi khuẩn

Thời gian điều trị trung bình (X ± SD) Thời gian điều trị ngắn nhất Thời gian điều trị dài nhất p

- Theo nhóm vi khuẩn : VK gram âm 9,47 ± 2,99 5 18 p = 0,344 VK gram dương 9,02 ± 2,7 5 21 - Theo từng vi khuẩn: S. pneumoniae 8,84 ± 2,4 5 17 p > 0,05 H. influenzae 9,49 ± 2,94 5 18 S. aureus 9,9 ± 3,8 6 21 M. catarrhalis 8,5 ± 2,5 5 12 Nhận xét:

- Nhóm vi khuẩn gram âm có thời gian điều trị trung bình cao hơn nhóm vi khuẩn gram dương (9,47 ngày so với 9,02 ngày), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- Thời gian điều trị trung bình của S. aureus với 9,9 ngày, H. influenzae

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Tuổi và giới

Lứa tuổi: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi chiếm đa số 53,5% cao hơn nhóm trẻ 12 tháng - 5 tuổi (chiếm 46,5%). Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm phổi nhưng tập trung nhiều nhất là ở nhóm trẻ nhũ nhi từ 2 tháng đến 12 tháng và nhóm tuổi lớn hơn từ 1 đến 5 tuổi có xu hướng giảm đi.

Kết quả của tương đồng với nhiều nghiên cứu khác ở trong nước như: nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thanh cho thấy nhóm tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng mắc viêm phổi chiếm 44,83% và đến nhóm tuổi nhóm từ 1 tuổi đến 5 tuổi chiếm 34,14% [20]. Theo tác giả Phạm Anh Tuân, viêm phổi ở nhóm tuổi từ 2 đến 12 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 63,3%, tiếp đến là nhóm tuổi 12-24 tháng tuổi với tỷ lệ 17,8%, giảm dần ở các lứa tuổi lớn hơn [23]. Một nghiên cứu quan sát các trẻ viêm phổi dưới 5 tuổi tại Manhica – Mozambique chỉ ra trong 416 trường hợp viêm phổi được điều trị tại các trung tâm y tế ngoại vi có tới 223 trẻ dưới 1 tuổi chiếm 54,1% [26]. Nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân lại ghi nhận nhóm tuổi từ 12 - 60 tháng có tỷ lệ mắc viêm phổi cao hơn nhóm từ 2-12 tháng ( 52% so với 48%) [15].

Lứa tuổi mắc viêm phổi hay gặp nhất là dưới 12 tháng, chứng tỏ có sự liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh với khả năng đề kháng của bệnh nhân phụ thuộc vào lứa tuổi. Trong khi trẻ phải tiếp xúc với môi trường sống có rất nhiều yếu tố gây bệnh và không khí không được sạch, dễ bị ô nhiễm (khói, bụi, hóa chất). Khi trẻ thở vào, đường hô hấp trên của trẻ ngắn và hẹp, lỗ mũi chưa có lông mũi, khả năng bảo vệ đường hô hấp trên kém dễ vị tổn thương. Khi bị viêm nhiễm dễ gây phù nề niêm mạc đường thở, tăng xuất tiết dịch gây tắc nghẽn đường thở nên trẻ hay gặp các cơn khó thở, viêm dễ dàng lan ra xunh quanh. Khi

trẻ lớn hơn, cơ quan hô hấp phát triển lớn hơn và hoàn thiện dần, do đó, ở trẻ lớn tỷ lệ viêm phổi cũng giảm đi.

Giới tính: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhi nam chiếm 60% cao hơn bệnh nhi nữ chiếm 40%, tỷ lệ nam/nữ = 1,5/1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,013 (<0,05). Nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự như: nghiên cứu trong nước của Quách Ngọc Ngân (2014) với tỷ lệ nam, nữ tương ứng là 65,3%, 34,7% [15], Phạm Thùy Linh (2019) tỷ lệ mắc viêm phổi ở trẻ nam 60,1% cao hơn nữ 39,9% [14], Phạm Ngọc Toàn và cộng sự (2013) tỷ lệ nam/nữ là 1,36 [17] và nghiên cứu nước ngoài tại Tô Châu - Trung Quốc (2017) với tỷ lệ nam chiếm 62,3% cao hơn nữ 37,7% [69] hay nghiên cứu của El Seify (2016) với tỷ lệ nam, nữ lần lượt là 63,3%, 36,7% [36].

Một số nghiên cứu khác lại ghi nhận tỷ lệ mắc viêm phổi ưu thế ở nữ. Một nghiên cứu về viêm phổi nặng tại Kenya (2014), trẻ nữ mắc viêm phổi nặng chiếm 52,7%, trẻ nam chiếm 47,3% [27].

Trẻ nam mắc viêm phổi cao hơn trẻ nữ có thể nguyên nhân là so sự mất cân bằng giới tính ở Việt Nam những năm gần đây hoặc do trẻ nam hiếu động nghịch ngợm hơn, hay chạy nhảy tìm hiểu xung quanh, tiếp xúc với cộng đồng môi trường xunh quanh nhiều hơn và sớm hơn, cách chăm sóc của gia đình đối với trẻ nam chủ quan hơn… Đây là yếu tố có thể xem xét đưa vào nghiên cứu tiếp theo.

4.1.2. Dân tộc và địa dư

Sự phân bố theo dân tộc: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự phân bố theo dân tộc Kinh là 90 trẻ chiếm 58,1% cao hơn so với dân tộc thiểu số là 65 trẻ (41,9%). Điều này có thể lí giải vì nước ta có 54 dân tộc anh em trong đó người thuộc dân tộc kinh chiếm đa số và nhiều hơn so với các dân tộc khác. Tỉnh Thái Nguyên với dân tộc Kinh chiếm 73,1% dân số toàn tỉnh (821.083/1.123.116 người) [1].

Sự phân bố theo địa dư: Khu vực nội thị có 51 trường hợp chiếm 32,9%, khu vực ngoại thị có 104 trường hợp chiếm tỷ lệ cao hơn với 67,1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Văn Thuận tại Thái Bình viêm phổi ở trẻ em khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (74,1% so với 25,9%) [41], nghiên cứu của Magda với khu vực nông thôn chiếm 72,2% cao hơn khu vực thành thị với 27,8% [36]. Điều này cũng có thể lí giải sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư này có sự liên quan đến sự phân bố các khu vực nội thị và ngoại thị trong tỉnh. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn chiếm 74,4%, khu vực thành thị chỉ chiếm 25,6% [1]. Khu vực ngoại thị trẻ hay bị mắc bệnh hơn cũng có thể điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ kém hơn so với nội thị mặt khác có thể do tính chất công việc và nghề nghiệp của bố mẹ ở nông thôn chủ yếu làm ruộng và chăn nuôi nên bố mẹ thường không có thời gian và sự đầu tư chăm sóc cho trẻ, thường khi trẻ lớn hầu hết tự chơi với nhau. Trẻ lớn trông trẻ nhỏ tuổi hơn do vậy dễ mắc bệnh hơn và bệnh dễ diễn biến nặng hơn so với trẻ em tại nội thị. Khu vực nội thị có hệ thống y tế tư nhân phát triển hơn cũng như nhận thức của phụ huynh về chăm sóc trẻ tốt hơn nên tỷ lệ trẻ viêm phổi nhập viện thấp hơn.

4.1.3. Mức độ nặng và hoàn cảnh mắc bệnh

Theo nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân thuộc nhóm VP chiếm 65,2%, số bệnh nhi VPN 34,8%. Trong đó VPN hay gặp ở nhóm tuổi từ 2-12 tháng với tỷ lệ 41% cao hơn ở nhóm tuổi 1-5 tuổi với tỷ lệ 27,8%, đến nhóm tuổi lớn từ 1 - 5 tuổi VP là 72,2% trong khi VPN giảm rõ rệt còn 27,8%. Tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thanh cho thấy bệnh nhi nhóm 2- 12 tháng tuổi viêm phổi nặng chiếm 44,6% cao hơn nhóm 1-5 tuổi chiếm 30,3% [20]. Mức độ VPN nặng giảm dần qua các lứa tuổi.

Lứa tuổi và độ nặng của bệnh đã được đề cập đến trong rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên Thế giới. Tỷ lệ viêm phổi nặng ở trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) thường cao hơn ở lứa tuổi lớn hơn. Nghiên cứu của Trần Ngọc Hoàng tại Lào Cai cho thấy nhóm tuổi từ 6-12 tháng tỷ lệ viêm phổi nặng cao nhất chiếm 66,67%, tiếp đến là nhóm tuổi từ 12 đến 24 tháng chiếm 33,33% [12]. Một nghiên cứu tại Kenya năm 2014 trên 385 trẻ viêm phổi nặng chỉ ra rằng số trẻ viêm phổi nặng ở lứa tuổi từ 2-11 tháng chiếm 65,8%, ở lứa tuổi 12-59 tháng chiếm tỷ lệ thấp hơn là 34,2% [27]. Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi cũng như mức độ nặng của bệnh giảm dần theo chiều tăng của lứa tuổi. Lý do có thể là các cơ quan, tổ chức trong cơ thể trẻ càng nhỏ càng chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch chưa trưởng thành, trong khi trẻ phải tiếp xúc với môi trường sống không thuận lợi có nhiều yếu tố gây bệnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy viêm phổi cộng đồng chiếm đa số với 146 trường hợp 94,2%, viêm phổi bệnh viện có 9 trường hợp với tỷ lệ 5,8%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì viêm phổi mắc phải tại cộng đồng có diện tích lớn hơn so với tại bệnh viện (sau 48 giờ nhập viện).

4.1.4. Các bệnh kèm theo

Các bệnh mắc kèm như: suy dinh dưỡng, tiêu chảy cấp, tim bẩm sinh, thiếu máu v.v… là những yếu tố nguy cơ cao gây là cho tình trạng sức khỏe của trẻ kém, sức đề kháng giảm và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm phổi ở trẻ em. Trẻ càng SDD nặng càng dễ bị viêm phổi nặng [57].

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ có bệnh lý kết hợp với viêm phổi chiếm 27,1%. Trong đó, tiêu chảy là bệnh lý kết hợp hay gặp nhất là chiếm 12,3% tiếp sau là bệnh suy dinh dưỡng chiếm 4,5%, tiếp đến là tim bẩm sinh và viêm tai giữa chiếm 1,9% trong tổng số những bệnh lý kết hợp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đào Minh Tuấn tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy các bệnh lý kèm theo viêm phổi chiếm đa số là suy dinh dưỡng, tim bẩm

sinh với tỷ lệ tương ứng là 22,6%, 13,9% [8]. Nghiên cứu của Bennet cũng chỉ ra rằng viêm phổi ở trẻ em có suy dinh dưỡng kèm theo với tỷ lệ khá cao: số trẻ viêm phổi có điểm Z score cân nặng theo chiều cao ≤ 2 SD là 92/300 tương ứng 30,7%, số trẻ viêm phổi có điểm Z score cân nặng theo chiều cao ≤ 3 SD là 45/300 tương ứng 15%, số trẻ có tim bẩm sinh kèm theo là 27/404 tương ứng 6,7% [28]. Các bệnh lý kèm theo có thể được coi là những yếu tố thuận lợi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân và kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)