Mô hình hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số thuật toán giấu tin mật trong ảnh kỹ thuật số và xây dựng một thuật toán giấu tin mật​ (Trang 57 - 63)

3. Bố cục của luận văn

3.2.2 Mô hình hệ thống

Hệ thống gồm hai phân hệ:

Phân hệ giấu tin: Thực hiện giấu 1 thông điệp Input: - Ảnh Jpeg hoặc bmp F cấp nxn

- Thông điệp cần giấu M

Output: - Ảnh S chứa nội dung thông điệp M

Phân hệ tách tin: Kiểm tra, phát hiện khả năng có tồn tại tin giấu trong ảnh và tách đoạn tin giấu.

Input: Ảnh S chứa thông điệp giấu.

Output: Kết luận ảnh có giấu tin hay không? Nếu có hiển thị thông điệp được giấu và thông báo tách tin thành công.

Tập dữ liệu thử nghiệm

- Ảnh bitmap hoặc ảnh jpeg sử dụng:

- 10 ảnh có nội dung, độ phân giải khác nhau.

- Thông điệp bí mật: Tiếng Việt có dấu, độ dài từ 10% - 20% so với dung lượng ảnh.

Kết quả thử nghiệm:

Mô hình thử nghiệm đã đáp ứng được yêu cầu ban đầu đề ra của luận văn. Thuật toán giấu/tách tin cho kết quả nội dung chính xác.

-Kích thước ảnh sau khi giấu tin mật không thay đổi;

-Quan sát bằng mắt thường khi so sánh ảnh có tin giấu với ảnh gốc không có sự khác biệt;

-Thử nghiệm phân tích ảnh bằng phương pháp phân tích trực quan (tăng cường các bít LSB) cũng không phát hiện được ảnh có tin giấu.

Một số giao diện của chương trình:

Hình 3.2 Giao diện giấu tin

Hình 3.4 Giao diện tách tin

KẾT LUẬN

Hiện nay giấu thông tin trong ảnh là một bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các chương trình ứng dụng hệ thống giấu tin trong đa phương tiện bởi lượng thông tin được trao đổi bằng ảnh là rất lớn và hơn nữa giấu thông tin trong ảnh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết các ứng dụng bảo vệ an toàn thông tin. Chính vì vậy mà thông qua việc nghiên cứu các kỹ thuật giấu tin mật trên ảnh, luận văn phân tích đánh giá ưu nhược điểm của các kỹ thuật đã có từ đó làm cơ sở để xây dựng thuật toán giấu tin mật đơn giản dễ cài đặt và khắc phục được một số nhược điểm của các thuật toán trước đây và thiết kế các hệ thống giấu tin mật trên ảnh phục vụ tối đa nhu cầu người sử dụng.

Đồng thời luận văn cũng tìm hiều một số thuật toán phát hiện ảnh có giấu tin, đặc biệt là giấu tin mật. Chủ yếu là tiếp cận bằng phương pháp thống kê.

Trên cơ sở đó luận văn đã trình bày và đạt được các kết quả chính như sau:

1. Nghiên cứu tài liệu, hệ thống lại các vấn đề sau: - Một số kỹ thuật giấu tin mật trong ảnh kỹ thuật số - Một số kỹ thuật phát hiển ảnh có giấu thông tin mật 2. Đề xuất thuật toán giấu tin mật đơn giản

3. Thử nghiệm và cài đặt thuật toán giấu tin mật đã đề xuất

Hướng phát triển của luận văn:

Luận văn đã trình bày bài toán giấu tin mật và đề xuất thuật toán giấu tin mật đơn giản, tuy nhiên, thuật toán đề xuất vẫn còn tồn tại một vài vấn đề chưa được giải quyết đó là:

Thứ nhất là việc xác định khởi điểm i và phải có phương thức trao đổi khởi điểm i. Thứ hai là mã hóa thông tin trước khi giấu tin và trao đổi khóa.

Hi vọng trong tương lai em có cơ hội tiếp tục phát triển đề tài theo hướng này. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ hiểu biết của bản thân em còn nhiều hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của tất cả các thầy cô giáo để em có thể hoàn chỉnh hơn nữa luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Xuân Huy, Trần Quốc Dũng (2003), Giáo trình giấu tin và thủy vân ảnh, Hà Nội.

[2] Hồ Thị Hương Thơm (2011), Nghiên cứu một số kỹ thuật phát hiện ảnh giấu tin, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Trịnh Nhật Tiến (2008), Giáo trình an toàn dữ liệu, Hà Nội.

[4] Abbas Alfaraj (2006), “On the Limits of Steganography”, MS.c. Information Security, UCL.

[5] Abbas Cheddad (2009), Steganoflage: A New Image Steganography Algorithm, Ph. D Thesis, University of Ulster,

[6] C Cachin, (1998), An information-theoretic model for steganography,

Second International Workshop, Lecture Notes in Computer Science.

[7] Christy A. Stanley, Pairs of Values and the Chi-squared Attack, May 1, 2005 [8] Fabien A. P. Petitcolas, et al (1999). “Information Hiding – A survey”,

Proceedings of the IEEE, Vol. 87, No.7, p. 1062-1078.

[9] Westfeld and Pfitzmann (1999), “Attacks on steganographic systems”, In information Hiding Third International Workshop IH’99 Proceedings, Lecture Notes in Computer Science vol. 1768, pages 61-76.

[10] M. Y. Wu, J. H. Lee (1998), “A novel data embedding method for two- color fascimile images”. In Proceedings of international symposium on multimedia information processing. Chung-Li, Taiwan, R.O.C.

[11] Marvin K. Simon, Jim K. Omura, Robert A. Schott, Barry K. Levitt: " Spread Spectrium Communications Handbook", McGraw - Hill Inc (2005); New York, London, Madrid, Milan, New delhi, Singapore, Sydney, Tokyo, Toronto.

[12] Jessica Fridrich, Miroslav Goljan (2004), “On estimation of secret message length in LSB steganography in spatial domain”, Department of Electronics

and Computer Engineering, SUNY Binghamton, Binghamton, NY 139026000.

[13] Sorina Dumitrescu, Xiaolin Wu, and Zhe Wang (2003), “Detection of LSB Steganography via Sample Pair Analysis”, IEEE Transactions On Signal Processing, Vol. 51, No. 7.

[14] Stephen B. Wicker (1999), “Error control systems for communication and Storage”, Prentice Hall-New jersey.

[15] Stefan Katzenbeisser, Fabien A. P. Petitcolas "Information Hiding Techniques for Steganography and Digital Watermarking", Artech House Boston- London, 2000.

[16] Yu Yuan Chen, Hsiang Kuan Pan and Yu Chee Tseng (2000), “A secure Data Hiding Scheme for Two-Color Images”, IEEE Symp. On Computer and Communication.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số thuật toán giấu tin mật trong ảnh kỹ thuật số và xây dựng một thuật toán giấu tin mật​ (Trang 57 - 63)