SMS là từ viết tắt của Short Message Service. Đó là một công nghệ cho phép gửi và nhận các tín nhắn giữa các điện thoại với nhau. SMS xuất hiện đầu tiên ở Châu âu vào năm 1992. Ở thời điểm đó, nó bao gồm cả các chuẩn về GSM (Global System for Mobile Communications). Một thời gian sau đó, nó phát triển sang công nghệ wireless như CDMA và TDMA. Các chuẩn GSM và SMS có nguồn gốc phát triển bởi ETSI. ETSI là chữ viết tắt của European Telecommunications Standards Institute. Ngày nay thì 3GPP (Third Generation Partnership Project) đang giữ vai trò kiểm soát về sự phát triển và duy trì các chuẩn GSM và SMS. Như đã nói ở trên về tên đầy đủ của SMS là Short Message Service, từ cụm từ đó, có thể thấy được là dữ liệu có thể được lưu giữ bởi một tin nhắn SMS là rất giới hạn. Một tin nhắn SMS có thể chứa tối đa là 140 byte (1120 bit) dữ liệu.
Tin nhắn SMS dạng text hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nó có thể hoạt động tốt với nhiều ngôn ngữ mà có hỗ trợ mã Unicode, bao gồm cả Arabic, Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc. Bên cạnh gửi tin nhắn dạng text thì tin nhắn SMS còn có thể mang các dữ liệu dạng binary. Nó còn cho phép gửi nhạc chuông, hình
ảnh cùng nhiều tiện ích khác … tới một điện thoại khác. Một trong những ưu điểm nổi trội của SMS đó là nó được hỗ trợ bởi các điện thoại có sử dụng GSM hoàn toàn. Hầu hết tất cả các tiện ích cộng thêm gồm cả dịch vụ gửi tin nhắn giá rẻ được cung cấp, sử dụng thông qua sóng mang wireless. Không giống như SMS, các công nghệ mobile như WAP và mobile Java thì không được hỗ trợ trên nhiều model điện thoại.
Sử dụng tin nhắn SMS ngày càng phát triển và trở lên rộng khắp. Các tin nhắn SMS có thể được gửi và đọc tại bất kỳ thời điểm nào. Ngày nay, hầu hết mọi người đều có điện thoại di động của riêng mình. Với một điện thoại di động, chúng ta có thể gửi và đọc các tin nhắn SMS bất cứ lúc nào.
2.2.2.Cấu trúc một tin nhắn SMS.
Nội dung của một tin nhắn SMS khi được gửi đi chia làm năm phần như sau: Instructions to airinterface : chỉ thị dữ liệu kết nối với air interface.
Instructions to SMSC : chỉ thị dữ liệu kết nối với trung tâm tin nhắn SMSC.
Instructions to handset : chỉ thị dữ liệu kết nối bắt tay
Instructions to SIM(optional) : chỉ thị dữ liệu kết nối, nhận biết SIM. Message Body : nội dung tin nhắn SMS.
Bảng 2.3: Cấu trúc của 1 tin nhắn SMS
Instructions To airinter face Instructions to SMS Instructions to handsed Instructions to Sim (option) Message Body
2.2.3.Ưu điểm của tin nhắn SMS
- Tin nhắn có thể được gửi và đọc tại bất kỳ thời điểm nào
- Tin nhắn SMS có thể được gửi tới các điện thoại dù chúng đang bị tắt nguồn.
- Được sử dụng trên các điện thoại di động khác nhau và có thể gửi cùng mạng hoặc khác mạng đều được.
- Phù hợp với các ứng dụng wireless sử dụng cùng với nó như: chức năng SMS được hỗ trợ 100% bởi các điện thoại sử dụng công nghệ GSM; có thể gửi nhạc chuông, hình ảnh…; hỗ trợ chi trả các dịch vụ trực tuyến download nhạc chuông… Các điện thoại di động và chúng có thể được thay đổi giữa các sóng mang Wireless khác nhau. Tin nhắn SMS là một công nghệ rất thành công và trưởng thành. Tất cả các điện thoại mobile ngày nay đều có hỗ trợ nó. Chúng ta không chỉ có thể trao đổi các tin nhắn SMS đối với người sử dụng mobile ở cùng một nhà cung cấp dịch vụ mạng sóng mạng wireless, mà đồng thời ta cũng có thể trao đổi nó với người sử dụng khác ở các nhà cung cấp dịch vụ khác. SMS là một công nghệ phù hợp với các ứng dụng Wireless sử dụng cùng với nó.
2.3.Tổng quan về Module Sim800L
2.3.1.Giới thiệu về Module Sim800L
Hình 2.5: Module Sim800L
Module GSM/GPRS SIM800L hỗ trợ quad-band GSM / GPRS. Board có kích thước nhỏ gọn và tiêu thụ điện năng thấp. Với tính năng tiết kiệm điện, mức tiêu thụ hiện tại ở chế độ ngủ là 1mA. Giao tiếp với vi điều khiển thông qua cổng UART, hỗ trợ lệnh bao gồm 3GPP TS 27.007, 27.005 và SIMCOM bổ sung các lệnh AT.
Module Sim800L có khả năng nhắn tin SMS, nghe, gọi, GPRS, … như một điện thoại yêu cầu một thẻ sim để hoạt động nhưng có kích thước nhỏ nhất trong các loại module SIM (25 mm x 22 mm). Điều khiển module sử dụng bộ tập lệnh AT dễ dàng, chân kết nối(male header) chuẩn 100mil.
Thông số kỹ thuật
- Nguồn cấp: từ 3.7V đến 4.2V, có thể sử dụng với nguồn dòng thấp từ 500mAh trở lên (như cổng USB, nguồn từ Board Arduino). Nhưng khuyên nên dùng nguồn có dòng và áp đủ 4.2V-1A để đảm bảo mạch hoạt động ổn định.
- Khe cắm sim: Microsim - Dòng ở chế độ chờ: 10mA.
- Dòng khi hoạt động: 100mA đến 1A.
- Hỗ trợ 4 băng tần GSM850MHz, EGSM900MHz, DSC1800Mhz, PCS1900MHz.
- Kích thước: 25cm x 22cm
Chức năng các chân:
+ Chân NET: lắp Ăng-ten, có thể dùng Ăng-ten đi hèm hoặc Ăng-ten mở rộng.
+ Chân VCC: Nguồn từ 3.7 đến 4.2DC. + Chân TXD: Chân truyền UART TX. + Chân RXD: Chân nhận UART RX.
+ Chân SPKP, SPKN: Ngõ ra âm thanh, nối với loa để phát âm thanh. + Chân MICP,MICN: Ngõ vào âm thanh, gắn thêm Micro để thu âm + Chân RESET: Chân khởi động lại.
+ Chân RING: Báo có cuộc gọi đến. + Chân GND: Chân âm cấp 0V. + 1 led báo tín hiệu.
Đặc biệt có thể giao tiếp với vi điều khiển qua chuẩn TTL không cần MAX232.
- Thực hiện và nhận cuộc gọi thoại sử dụng tai nghe hoặc loa bên ngoài cũng như micro.
- Gửi và nhận tin nhắn SMS. Gửi và nhận dữ liệu GPRS (TCP/IP, HTTP, ...).
- Tìm vị trí GSM (GPRS)
Chú ý:
SIM800L sử dụng điện áp đầu vào 3.7V - 4.2V. Vì vậy, nếu muốn trực tiếp kết nối pin Vcc với pin Arduino 5V, nó có thể làm hư module, sẽ phải sử dụng một đi-ốt silic để giảm đi 0.7V từ nguồn điện 5V để cấp cho module hoạt động.
Hình 2.6: Sơ đồ chân Module Sim800L