Lưu đồ thuật toán kiểm tra tin nhắn điều khiển bật tắt đèn, quạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp và thuật toán điều khiển các thiết bị trong văn phòng (Trang 70)

3.7. Kết quả đạt được

Sau khi tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu qua mạng Internet, tổng hợp lại kiến thức được học trong 2 năm cũng như được sự hướng dẫn của thầy TS. Lê Hùng Linh. Tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phương pháp và thuật toán điều khiển các thiết bị trong văn phòng”.

Sau luận văn này, Tôi cũng đã nghiên cứu và tích lũy được thêm nhiều hiểu biết, kiến thức mới như, tăng khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế, hiểu biết hơn các tính năng của module Arduino Nano, cảm biến DHT22, module Sim800L, module BH1750, Cảm biến tiệm cận hồng ngoại…

3.7.1. Kết quả trên máy tính

Hình 3.8: Mạch in dạng đen trắng

3.7.2. Kết quả thực nghiệm

Hình 3.10: Dữ liệu thu được từ cảm biến

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu các thiết bị được lựa chọn để xây dựng nên hệ thống. Chương 3 luận văn trình bày quá tình phân tích sâu, nghiên cứu kĩ lưỡng và thiết kế chế tạo nên bộ điều khiển mẫu.

Để điều khiển chính xác các thiết bị điện trong văn phòng như quạt, đèn và phun sương, lý thuyết về môi trường và các điều khiển làm việc là vô cùng quan trọng. Nội dung được trình bày trong một mục riêng biệt, chi tiết về các điều khiển độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ mà một văn phòng làm việc cần đạt được nhằm giúp hiệu suất làm việc cũng như sức khoẻ người làm việc được đảm bảo nhất.

Bài toán điều khiển cũng được trình bày rất chi tiết và cụ thể tại mục 3.6 trong Chương 3 của luận văn. Với một bài toán lớn, phức tạp trong điều khiển, thuật toán được đi từ tổng quát cho tới chi tiết, từ lưu đồ toàn hệ thống đến từng lưu đồ con, mô tả từng quá trình. Phục vụ quá trình thiết kế chương trình điều khiển chính xác, không bỏ sót, trùng lặp các thuật toán. Thuật toán điều khiển chính xác, đảm bảo quá trình hoạt động trước nhiều tín hiệu đầu vào cũng như điều khiển nhiều tín hiệu đầu ra.

KẾT LUẬN

Với sự nỗ lực trong việc tìm hiểu nghiên cứu các thiết bị cần thiết cho đề tài, cùng với vận dụng các kiến thức đã học vào công việc xây dựng mạch điều khiển tự động và sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Lê Hùng Linh, tôi đã hoàn thành đúng thời gian quy định và có các đặc điểm như sau:

Ưu điểm:

+ Điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng bằng ứng dụng cảm biến BH1750. + Giám sát nhiệt độ, độ ẩm và ứng dụng cảm biến tiệm cận hồng ngoại bật tắt đèn, quạt, động cơ phun sương khi không có người vào văn phòng.

+ Hiển thị độ sáng, nhiệt độ, độ ẩm, và số người ra/ vào văn phòng.

+ Bật tắt đèn, quạt, phun sương bằng ứng dụng điện thoại di động nối với Sim800L.

Nhược điểm:

+ Còn thiếu tính gọn nhẹ và thẩm mỹ.

+ Chưa tận dụng hết khả năng của Arduino và Sim800L.

Do đây mới là lần đầu làm mạch điều khiển, với kiến thức còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong được sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người để đề tài của tôi thực

Định hướng phát triển

Do thời gian gấp gáp, kiến thức về điện tử còn hạn chế, mô hình thiết bị điều khiển dù đã đảm bảo đủ các yêu cầu mà luận văn đề ra, tuy nhiên khi ứng dụng trong sử dụng thực tế vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự tiện dụng. Thiết bị có thể bổ sung thêm việc giám sát các thông số môi trường văn phòng và điều khiể các thiết bị thông qua ứng dụng điện thoại, web server… Tích hợp quản lí thêm nhiều thiết bị mới. Ví dụ như: nguồn điện đến từng bàn làm việc, các bộ điều khiển mạng, máy tính của nhân viên… Thiết bị nên được tích hợp thêm khả năng sử dụng mạng wifi trong giám sát và điều khiển.

Với một đề tài có tính mới, thực tiễn cao và hướng tới tương lai thì việc phát triển thiết bị để dần đi tới hoàn thiện và một nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô để có thể phát triển sản phẩm thêm hoàn thiện.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019

Học viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Quang Huy - Lê Cảnh Trung, Lập trình điều khiển với Arduino, NXB Khoa HọcVà Kỹ Thuật.(2016).

[2] PGS.TS Trương Đình Nhơn - KS. Phạm Quang Huy, Vi điều khiển và ứng dụng hướngdẫn sử dụng Arduino, NXB Thanh Niên.(2018).

[3] Phạm Đình Bảo, Điện Tử Căn Bản - Tập 1, NXB Khoa học và Kĩ thuật(02/2004).

[4] PGS.TS Nguyễn Thương Ngô, Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động Thông Thường Và Hiện Đại, NXB Khoa học và Kĩ thuật(09/2007).

[5] Ngô Diên Tập, Vi Điều Khiển Với Lập Trình C, NXB Khoa học và Kĩ thuật(04/2006).

[6] Hồ Văn Sung, Mạch Điện Cơ Bản - Tập 1, NXB Khoa học và Kĩ thuật(04/2006).

[7] Erik Savasgard, Arduino: 101 Beginners Guide: How to get started with Your Arduino, CreateSpace Independent Publishing Platform (July 29, 2015).

[8] Michael Margolis, Arduino Cookbook - 2nd Edition, Amazon's Michael Margolis Page(Dec 17, 2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp và thuật toán điều khiển các thiết bị trong văn phòng (Trang 70)