HOẠT ĐỘNG CẤP HUYỆN

Một phần của tài liệu Tap_san_KHCN_so_2_nam_2019.compressed (Trang 57 - 61)

- Cần phải xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ

Nâng cao năng lực

HOẠT ĐỘNG CẤP HUYỆN

ThS. Trần Việt Hà

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Đoàn công tác thăm vườn mẫu nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà. Ảnh: P.V

thôn có vườn hộ được thiết kế, quy hoạch; 11.261 hộ gia đình đã thực hiện cải tạo, phá bỏ vườn tạp, đầu tư kinh tế vườn mang lại hiệu quả khá cao (Thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn; thôn Khe Giao II, xã Ngọc Sơn, thôn Phúc Điền, xã Thạch Điền…).

Xác định vai trò của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là then chốt để đưa lại năng suất, chất lượng, giá trị cao trong sản xuất vườn hộ, hàng năm huyện giao Trung tâm ƯDKHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi tổ chức từ 50- 60 lớp đào tạo tập huấn về quy trình sản xuất, cơ cấu các chủng loại cây trồng, vật nuôi, xử lý môi trường chăn nuôi trong phát triển kinh tế vườn hộ, góp phần làm chuyển biến nhận thức và thay đổi dần tập quán canh tác cũ, sản xuất nhỏ lẻ nhiều loại cây trồng trong một vườn hộ sang sản xuất quy mô lớn tập trung mỗi vườn chỉ cơ cấu sản xuất 1-2 loại cây chủ lực, áp dụng tiến

bộ kỹ thuật mới làm tăng hiệu quả kinh tế. Đồng thời, khảo sát điều kiện tự nhiên đất đai, tập quán canh tác từng vùng sinh thai khác nhau, từ đó định hướng cơ cấu các nhóm cây sản xuất chủ lực trong vườn hộ theo từng vùng miền, như:

- Vùng Bãi ngang với đặc trưng là đất cát pha, có lợi thế trong sản xuất rau, củ, quả: bí, mướp, đậu leo, cà, cải các loại, hành…; các loại cây ăn quả thích hợp: Ổi, chanh…

- Vùng Bắc Hà với đặc trưng đất thịt nhẹ, thích hợp cây rau các loại: Cải, bầu, bí, cà …; cây ăn quả: Ổi, hồng xiêm, xoài Đài Loan, nhãn…

- Vùng Tây Nam với địa hình bán sơn địa phù hợp với cam, bưởi, chanh, thanh long ruột đỏ, mít các loại…; các loại rau gia vị, rau ăn lá, lấy quả theo mùa, sản xuất dưa lưới công nghệ cao, hoa, cây cảnh. Từ đó hình thành liên kết chuỗi giá trị đầu vào, đầu

ra cho sản phẩm và từng bước tạo sản phẩm OCOP cho từng địa phương.

Về quy trình kỹ thuật sản xuất: Áp dụng các quy trình sản xuất như: VietGap, sản xuất nông nghiệp hữu cơ... ; đa số hộ dân đã sử dụng các loại chế phẩm như: Hatimic, Balasa N01... để xử lý chất thải trong chăn nuôi, nước thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ. Hệ thống tưới tiết kiệm khoa học: Hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt đã được nhiều hộ đầu tư và phát huy hiệu quả tốt trong sản xuất rau, trồng cây ăn quả; điển hình như các vườn: ông Dương Kim Hoàng (thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn), ông Nguyễn Ngọc Hoa (thôn Đoài Phú, xã Tượng Sơn); ông Nguyễn Công Phụ (thôn Khe Giao II, xã Ngọc Sơn); ông Nguyễn Minh Lộc (thôn Việt Yên, xã Nam Hương)…

Từ những cách làm trên đã đưa lại thu nhập cao trong phát triển kinh tế vườn hộ; nhiều vườn cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập/vườn đạt trên 100 triệu đồng, điển hình như: hộ ông Dương Kim Hoàng (thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn) thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm; hộ ông Nguyễn Công Phụ (thôn Khe Giao II, xã Ngọc Sơn) thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm, hộ ông Nguyễn Minh Lộc (thôn Việt Yên, xã Nam Hương) thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm. Đặc biệt, có những vườn cho thu nhập trên đơn vị diện tích đất vườn từ 150- 200 triệu

Mô hình thâm canh dưa lưới ở xã Bắc Sơn cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: P.V

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Thường vụ Huyện ủy-UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác ứng dụng tiến bộ KHCN vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; huy động các nguồn lực tập trung cho phát triển kinh tế, quá trình triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án luôn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng, đồng tình cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân, thể hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực trong việc phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình nông nghiệp, sự liên kết giữa nhà nông – nhà doanh nghiệp- nhà khoa học - nhà quản lý ngày càng phát huy hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện đã xây dựng Đề án về thực hiện ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống: Đề án về xây dựng Nông thôn mới; Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và đặc biệt là các đề án phát triển sản xuất nông nghệp;

xây dựng mô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi.

Với hơn 8.200 ha đất sản xuất nông nghiệp, huyện Đức Thọ đã tập trung chỉ đạo việc lập quy hoạch sản xuất hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, như vùng trồng rau an toàn chủ yếu ở các xã: Đức Yên, Bùi Xá, Liên Minh; Đức Quang, Đức Vĩnh. Trồng cây ăn quả tại các xã Đức Long, Đức Lập, Đức Lạng, Đức An, Tân Hương. Vùng trồng lúa tại các xã: Trung Lễ; Đức Thủy; Đức Lâm; Yên Hồ; Đức Thanh. Vùng Trang trại tại các xã Đức Dũng; Đức An; Tân Hương; Đức Lập. Riêng từ

đầu năm đến nay huyện đã chuyển đổi thêm 200 ha diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Bên cạnh việc quy hoạch vùng sản xuất, huyện hỗ trợ nông dân các loại giống cây, con cho năng suất, giá trị kinh tế cao. Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, từng bước xây dựng thương hiệu. Nhờ đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp liên tục tăng trưởng, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 90 triệu đồng/ha

Những năm qua, huyện thường xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ

Ths. Võ Công Hàm

TUV, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ

Ông Trần Hoài Đức, PCT UBND huyện thăm vườn Bưởi xã

khoa học kỹ thuật cho người dân trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, huyện xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhằm thay đổi phương pháp canh tác manh mún, nhỏ lẻ và chuyển dần sang sản xuất tập trung gắn với áp dụng kỹ thuật tiên tiến trên diện rộng. Qua đó, trên địa bàn huyện đã có hơn 200 ha sản xuất hạt lúa giống tại các xã Yên Hồ, Trung Lễ, Đức Long, Bùi Xá; 16 trang trại quy mô lớn (trên 500 con/lứa) có áp dụng KHKT vào sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao đã được hình thành, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm cho người dân, tiêu biểu: Mô hình trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt ở các xã Đức Lạng, Đức Đồng, Đức Hòa, Đức Lập, Đức long, Đức Dũng, Đức An. Mô hình sản xuất dưa lưới Nhật Bản, đã gieo trĩa 3000 cây dưa leo,

hoa cúc trong nhà màng, rau an toàn trong nhà lưới tại xã Yên Hồ với hơn 3000 m2, cây phát triển tốt và có triển vọng cho thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình sản xuất nấm tại xã Đức An cho hiệu quả và năng suất cao (năm 2018) với 12.886 kg Nấm Sò, 1445 kg Mộc Nhĩ, 480 kg Nấm Rơm, năm 2019 dự kiến sẽ tăng nhiều lần; mô hình trồng bưởi tại các xã Đức Lập; Đức Thủy; mô hình trồng Cam tại các xã Đức Lạng; Đức Long; Đức Đồng hàng năm cho giá trị kinh tế cao.

Đối với mô hình chăn nuôi: Triển khai các dự án ứng dụng các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi Lợn quy mô lớn (trên 500 con/lứa) tại các xã Đức Lạng, Đức Dũng, Tân Hương; mô hình chăn nuôi bò Sữa của của Anh Đậu Tiến Sỹ quy mô trên 500 con tại xã Đức Dũng. Mô hình chăn nuôi Gà tại các xã: Đức Lạng, Tùng Ảnh, Đức Lạc, Trung

Lễ, Đức Dũng với quy mô 10.000 con/lứa. Mô hình nuôi một số giống cá nước ngọt có hiệu quả kinh tế cao tại xã Bùi Xá, Tùng Ảnh, Đức Lạng, Yên Hồ, Đức Vĩnh, Đức Long với diện tích mặt nước trên 120 ha cho giá trị kinh tế cao. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn gặp khó khăn, đó là: Một số cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế-xã hội; chính sách hỗ trợ hoạt động liên kết, hợp tác chưa thực sự rõ nét, do đó chưa khuyến khích được các hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT tại địa phương; tư tưởng sản xuất còn nhỏ lẻ nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển giao tiến bộ KH&CN vào cuộc sống, thiếu cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, đầu tư cho KH&CN vào phát triển nông nghiệp.

Thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp. Chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số hàng hóa và nông sản trên thị trường, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp

trong xử lý môi trường, công nghệ sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục Khảo nghiệm, tuyển chọn, mở rộng giống cây trồng, vật nuôi, như giống lúa, rau màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, công nghiệp, giống gia súc, gia cầm chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện./.

V.C.H

Lãnh đạo Sở KH&CN Hà Tĩnh kiểm tra các mô hình sản xuất nấm tại huyện Đức Thọ; Ảnh:P.V

đồng/500 m2 như: Hộ ông Dương Công Mậu, Hồ Sỹ Thiên, Hồ Sỹ Lưu, Dương Thị Thanh, Dương Văn Thắng sản xuất dưa lưới và hoa cúc trong nhà màng công nghệ cao tại xã Bắc Sơn.

Nhằm động viên, khuyến khích phong trào xây dựng vườn mẫu, cải tạo vườn tạp, nâng cao kinh tế vườn hộ được duy trì thường xuyên, liên tục,ngoài những chính sách của tỉnh ban hành, huyện Thạch Hà đã ban hành các chính sách kích cầu trong sản xuất tại Quyết định số 3591/QĐ-UBND ngày 04/5/ 2018, trong đó định mức hỗ trợ sản xuất vườn mẫu là 5 triệu đồng/vườn cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM và HĐND huyện đã ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông

nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019- 2020, trong đó quy định hỗ trợ 100.000đ/m2 chi phí xây dựng nhà lưới cho các tổ chức, các nhân xây dựng nhà lưới sản xuất các loại rau, củ, quả thực phẩm có giá trị kinh tế cáo, quy mô tối thiều 200m2/nhà lưới trở lên; hỗ trợ hộ gia đình cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế vườn hộ, trồng mới cây ăn quả (cam, bưởi, ổi, na, thanh long có quy mô tập trung từ 30 cây/vườn trở lên sản xuất đảm bảo theo quy trình kỹ thuật, được hỗ trợ mua cây giống với định mức 15.000 đồng/cây (Thanh long 15.000 đồng/trụ) và 50% kinh phí lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm; trường hợp có từ 5 vườn liên kề trở lên trong một cụm dân cư thực hiện đảm bảo các tiêu chí nêu trên, được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ vườn.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tiêu chí số 20 “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu”, tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn và xây dựng vườn mẫu, phát triển kinh tế vườn hộcần xây dựng quy hoạch kinh tế vườn theo từng địa phương, chuyên canh, chuyên sâu và lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu; phải đặt kinh tế vườn trong tổng thể cả hệ sinh thái VAC; tiếp tục cải tạo vườn tạp, mỗi địa phương chọn 2 - 3 loại cây phù hợp, có hiệu quả; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cần thiết để đạt năng suất cao, chất lượng tốt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững (VietGAP) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu./. T.V.H

Một phần của tài liệu Tap_san_KHCN_so_2_nam_2019.compressed (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)