11. Cấu trúc của luận văn
1.3. Kết luận chương 1
Xuất phát từ cơ sở lý luận và tìm hiểu thực tiễn đã được trình bày ở trên, tôi kết luận rằng:
Nội dung kiến thức toán chủ đề bất đẳng thức là vô cùng phong phú và đa dạng. Dạy học bất đẳng thức giúp cho học sinh khá, giỏi rèn luyện tốt kĩ năng giải toán và chủ động phát triển bài toán mới, thông qua dạy học bất đẳng thức AM – GM và Cauchy – Schwarz người giáo viên hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất, vận dụng làm bài tập một cách hiệu quả nhất.
Trong chương này tôi trình bày một số khái niệm liên quan đến rèn luyện khả năng phát triển bài toán mới của học sinh, ngoài ra tôi cũng tham khảo đồng nghiệp, tìm hiểu thực tiễn giảng dạy chủ đề bất đẳng thức trong nhà trường phổ thông, từ đó tôi xây dựng một số bài giảng về bất đẳng thức AM – GM và
bài toán mới cho học sinh lớp 10. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong chương sau.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC BÀI TOÁN MỚI CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
BẤT ĐẲNG THỨC
Trong chương này chúng tôi bước đầu đưa ra một số biện pháp để rèn luyện khả năng phát triển bài toán mới cho học sinh trong dạy học bất đẳng thức. Đưa ra một số sai lầm của học sinh khi học nội dung này và giới thiệu bất đẳng thức AM – GM, Cauchy – Schwarz, một số dạng hệ quả, ngoài ra tôi trình bày một số ví dụ vận dụng và một số bài tập tham khảo nhằm rèn luyện khả năng phát triển bài toán mới trong dạy học bất đẳng thức. Cuối chương chúng tôi xây dựng hai giáo án thực nghiệm dạy học bất đẳng thức cho học sinh lớp 10. Sau đây là nội dung cụ thể.