3. Bố cục của luận văn
2.1 Tổng quan về giấu tin và phân loại
2.1.1 Định nghĩa
“ Giấu thông tin” gọi tắt là “giấu tin”, tiếng Hi lạp là “Steganography”, tiếng Anh là “Cover Writing”. Giấu thông tin là một kỹ thuật giấu (nhúng) một lượng thông tin số nào đó vào trong một đối tượng dữ liệu số khác ( “giấu tin” nhiều khi không phải chỉ hành động giấu cụ thể mà chỉ mang ý nghĩa quy ước) [1]
Sự khác biệt chủ yếu giữa mã hoá thông tin và giấu thông tin là phương pháp mã hoá làm cho các thông tin hiện rõ là nó có được mã hoá hay không còn đối với phương pháp giấu thông tin thì người ta sẽ khó biết được là có thông tin giấu bên trong do tính chất ẩn (invisible) của thông tin được giấu.
Kỹ thuật giấu thông tin nhằm mục đích đảm bảo an toàn vào bảo mật thông tin. Từ hai khía cạnh : một là bảo mật cho giữ liệu được đem giấu, hai là bảo mật cho chính đối tượng thực hiện giấu tin. Điều này dẫn đến hai khuynh hướng kỹ thuật chủ yếu của giấu tin. Khuynh hướng thứ nhất là giấu tin mật (steganography). Khuynh hướng này tập trung vào các kỹ thuật giấu tin sao cho thông tin giấu được nhiều và quan trọng là người khác khó phát hiện được một đối tượng có bị giấu thông tin bên trong phương tiện đó hay không. Khuynh hướng thứ hai là thủy vân số (watermarking). Khuynh hướng thủy vân số đánh giấu vào đối tượng nhằm khẳng định bản quyền sở hữu hay phát hiện xuyên tạc thông tin. Thủy vân số có miền ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế nên nó được quan tâm nhiều. Trong lúc đó kỹ thuật giấu tin
mật chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và do đó, nó ít được công bố công khai.