Cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống treo khí nén

Một phần của tài liệu Hệ thống treo khí nén trên ô tô (Trang 26)

2.2.1 Phần tử đàn hồi khí nén ( bầu khí nén )

Bầu khí là nơi chứa đựng khí nén và chịu áp lực lớn nhất trong hệ thống treo, nó đảm bảo hệ thống treo làm việc êm dịu không gây tiếng ồn cũng như tiếng va đập. Ở cầu trước bầu khí nén được đặt ở trên dầm cầu còn

24

ở cầu sau được bắt trên thanh treo. Trong bầu có ụ su có tác dụng nâng đỡ khi bầu khí bị hỏng hoặc bị mất hơi. Vỏ của bầu khí gồm 4 lớp.

Bầu khí dùng để tiếp nhận và truyền các tải trọng thẳng đứng, làm giảm va đập và tải trọng động tác dụng lên khung vỏ và hệ thống chuyển động, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho ô tô khi chuyển động. Áp suất khí nén trong túi hơi có thể chịu được là 0,9...0,98 MPa. Áp suất của hệ thống cung cấp 0,78 MPa để đảm bảo áp suất dư trong trường hợp ô tô quá tải.

Kết cấu túi hơi:

Phần tử đàn hồi có thể có dạng bầu tròn hay dạng ống .Vỏ bầu cấu tạo gồm hai lớp sợi cao su (ni lông hay capron), mặt ngoài phủ một lớp cao su bảo vệ, mặt trong lót một lớp cao su làm kín. Thành vỏ dày từ 3...5 mm.Phía trong có ụ su.

1. Đầu nối đường ống dẫn khí nén với bầu khí; 2. Bu lông bắt chặt bầu khí với chassic; 5. Nắp bịt kín của bầu khí; 6. Vỏ bầu khí; 7. ụ su; 8. Đế bầu khí bắt chặt với dầm cầu trước; 9. Bu lông bắt ụ su với đế.

25

2.1.2 Máy nén khí

Máy nén khí đóng vai trò chính trong việc cung cấp khí, điều chỉnh áp suất lò xo khí nén và nạp đầy cho bình khí nén. Áp suất tối đa khi máy hoạt động từ 16-18 bar. Hình 2.7 Máy nén khí 1. Vỏ ở phía ngoài; 2. Lớp thứ hai; 3. Lớp đầu tiên; 4. Lớp xương bọc cứng.

26

2.1.3 Bình khí nén

Bình khí nén giữ vai trò cơ bản trong điều chỉnh độ cao thân xe (áp suất lò xo khí nén) khi xe vận hành tốc độ thấp. Bình khí nén giúp xe nhanh chóng thay đổi độ cao nhanh chóng, giảm thiểu tiếng ồn khi hỗ trợ máy nén khí vận

hành. Bình khí nén thường làm bằng nhôm, thể tích chứa thường trong khoảng 5-6 (l), áp suất tối đa khoảng 16 bar.

Khi tốc độ vận hành thấp hơn 36km/h khí nén được cung cấp cơ bản bởi bình khí nén. Bình chỉ được nạp khi tốc độ từ 36km/h trở lên lúc này máy nén đóng vai trò cấp khí chính. Sự vận hành như vậy giúp giảm thiểu năng lượng, giảm tiếng ồn khi vận hành hệ thống.

2.1.4 Van tải trọng

Phần tử đàn hồi khí nén thường dùng kết hợp với bộ phận điều chỉnh tự động chiều cao thùng xe theo tải trọng tĩnh là van tải trọng.

Nguyên lý làm việc của van tải trọng (bộ phận điều chỉnh tự động chiều cao thùng xe theo tải trọng tĩnh). Khi tải trọng tăng lên, thùng xe hạ xuống và khoảng cách giữa nó với cầu giảm đi. Lúc này đòn dẫn động sẽ tác dụng lên van phân phối của bộ điều chỉnh cho khí nén từ bình chứa đi thêm vào phần tử đàn hồi cho đến khi thùng xe được nâng lên độ cao ban đầu. Khi giảm tải trọng thì quá trình xảy ra ngược lại.

27

Hình 2.9 Cấu tạo van tải trọng

1- Đường hơi vào; 2- Vỏ xi lanh; 3-Lỗ bắt bu lông; 4-Đường khí tới túi hơi; 5- Nơi bắt cần điều chỉnh; 6- Lỗ thoát hơi; 7- Lỗ hơi vào đường hơi tới túi hơi; 8- Xilanh hơi; 9- Lỗ hơi thoát khí ra; 10- Piston hơi; 11- Lỗ định vị; 12- Cơ cấu xoay.; 13- Seal làm kín.

Nguyên lý làm viêc:

Khí được cấp từ bầu hơi vào đường hơi 1,khi xe ở vị trí cân bằng thì seal làm kín 13 sẽ bịt kín đường hơi chính dẫn hơi vào hai túi hơi. Khi tải trọng xe tăng, thùng xe hạ xuống và khoảng cách giữa nó với cầu giảm đi. Lúc này đòn dẫn động sẽ tác dụng lên cơ cấu xoay đẩy piston hơi đi lên mở đường cấp hơi chính 1. Khí nén được cấp vào túi hơi lam khoảng cách thùng xe cao lên trở về lại vị trí cân bằng.

Khi giảm tải trọng thì quá trình xảy ra ngược lại, thùng xe được nâng cao lên. Lúc này đòn dẫn động sẽ tác dụng lên cơ cấu xoay hạ piston hơi xuống mở đường hơi thoát ra ngoài qua lỗ hơi số 7 và số 9 sau đó thoát ra ngoai qua đường 6

2.1.5 Thanh ổn định ngang

Thanh ổn định ngang được thiết kế từ vật liệu đặc biệt giúp tăng khả năng chống xoắn, từ đó tăng được lực chống lắc ngang của thân xe.

28

Ngoài ra để tăng khả năng chống xoắn, thanh ổn định ngang được tăng được kính thành 57 mm. (Trên các xe khác đường kính thanh này khoảng từ 40 – 50 mm).

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Qua chương 2 này, em thấy hệ thống treo khí nén có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trên hệ thống, từng chi tiết nhỏ cũng góp phần quan trọng đến sự ổn định nhằm dẫn đến sự êm dịu cho hành khách ngồi trên xe. Các chi tiết đều có vai trò riêng góp phần hoàn thiện hệ thống treo khí nén: - Khung xe và các thanh ngang, thanh giằng, các bát nối giữa các bộ phận như bầu khí nén, giảm chấn giúp cố định, nâng đỡ xe một cách chắc chắn.

- Bầu khí nén, giảm chấn được kết hợp để giảm rất nhiều các tác động từ mặt đường lên phần được treo của xe.

- Thanh ổn định góp phần ổn định hệ thống treo, giảm được sự lắc ngang khi xe di chuyển.

Thiếu bộ phận nào cũng khiến cho hệ thống treo hoạt động mất ổn định, dễ gây nguy hiểm, vì vậy nếu muốn hệ thống hoạt động bình thường, ổn định thì hệ thống cần phải được bảo dưỡng định kỳ. Các chi tiết cũng cần được thường xuyên kiểm tra để tránh những hư hỏng nghiêm trọng.

30

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN Ô TÔ

3.1 Các phương pháp kiểm tra 3.1.1 Kiểm tra hằng ngày 3.1.1 Kiểm tra hằng ngày

Hằng ngày hoặc trước khi vận hành, kiểm tra hệ thống treo để đảm bảo chắc chắn rằng nó hoạt động tốt. Kiểm tra bằng mắt các hệ thống treo bằng khí xem lượng khí có đủ hoặc cân bằng không và kiểm tra hệ thống treo phải được cài đặt đúng độ khoảng sáng gầm xe mà nhà sản xuất đề ra. Nếu gặp tình trạng bất thường hoặc sai lệch quá nhiều cần mang xe đến hãng để kiểm tra bảo dưỡng.

Ví dụ: Khoảng sáng gầm xe của hệ thống treo (dưới khung xe đến đường tâm của cầu xe) phải nằm trong khoảng 1/4” của chiều cao thiết kế yêu cầu.

Lưu ý: Cài đặt khoảng sáng của gầm xe không thích hợp sẽ làm hư hỏng các linh kiện của hệ thống treo hoặc độ rung kém.

3.1.2 Kiểm tra định kỳ

a) 5.000 dặm đầu tiên (8.000 km) hoặc 100 giờ kiểm tra bảo dưỡng

1. Sau 5.000 dặm vận hành đầu tiên (8.000 km) hoặc 100 giờ bảo dưỡng, kiểm tra các bulông và đai ốc tại chổ nối đứng, chổ nối chữ I nằm

ngang và chổ nối cầu để đảm bảo chúng được xiết chặt hợp lý. Kiểm tra tất cả các đai ốc và bulông khác xem có đúng lực xiết không. Sau đó nếu thấy cần xiết lại.

2. Khi xe ở trên mặt đất và áp suất khí vượt quá 70 P.S.I.G., tất cả các hệ thống treo bằng khí phải có đủ khí và độ vững cân bằng.

Lưu ý: Các van điều khiển sẽ điều khiển tất cả các hệ thống treo bằng

khí.Kiểm tra tất cả các chi tiết nhỏ xem có rò rỉ khí bằng cách sử dụng dung dịch nước xà bông và kiểm tra bong bóng tại tất cả các chổ nối và các chi tiết nhỏ khí.

b) Lịch trình bảo trì – 50.000 dặm (80.000 km) hoặc 1.000 giờ bảo dưỡng hoặc thấy cần thiết

31

Ở mức 50.000 dặm hoặc 1.000 giờ bảo dưỡng hoặc khi bảo dưỡng hệ thống phanh, kiểm tra các linh kiện của hệ thống treo trên 5.000 dặm kiểm tra. Đồng thời kiểm tra tất cả các linh kiện khác của hệ thống treo xem có dấu hiệu hư hỏng, lỏng, bị mịn hoặc bị nứt khơng. Thay thế bất cứ chi tiết hư hỏng nào nhằm ngăn chặn hư hỏng thiết bị.

Sử dụng các loại dầu mỡ đặc biệt có chức năng hỗ trợ chống mài mịn như Anti-Seize hoặc Never-Seize. Nếu không sẽ có thể dẫn tới hư hỏng bulông và tất cả các linh kiện khác.

3.2 Hư hỏng và cách khắc phục

Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa

Tất các các bầu khí đều bị bẹp (không có không khí) - Không đủ không khí trong hệ thống khí. - Rò rỉ khí tại hệ thống giảm chấn bằng khí hoặc hệ thống phanh hơi. → Khởi động động cơ cho đến khi đạt áp suất nhỏ nhất là 70 P.S.I.G. trên đồng hồ đo áp suất. → Kiểm tra rò rỉ khí xem có phải là do lắp ráp lỏng hoặc hư hỏng hệ thống ống dẫn khí, giảm chấn bằng khí, bộ chấp hành phanh hoặc van điều chỉnh.Xiết chặt các chi tiết nhỏ bị lỏng để ngăn chặn hiện tượng rò rỉ khí hoặc thay thế các chi tiết bị hư hỏng hoặc bị mòn. Tất cả bầu khí đều bị dẹp nhanh chóng khi vừa đậu xe Rò rỉ khí từ hệ thống treo bằng khí. → Kiểm tra rò rỉ khí xem có phải là do lắp ráp lỏng giữa bầu khí và hệ thống treo bằng khí hoặc hư hỏng đường ống dẫn khí, bộ giảm chấn bằng khí hoặc van điều khiển độ cao. Xiết chặt các chi tiết nhỉ bị lỏng để ngăn chặn hiện tượng rò rỉ khí hoặc thay thế các thiết bị mòn hoặc hư hỏng bằng các

32

chi tiết mới. Bầu khí nén thủng, bung ra khỏi vành, hoặc bị đứt đế - Lốp, niềng bánh xe, dây xích hoặc các bộ phận khác cọ vào bộ giảm chấn bằng khí. - Thủng có thể do vật nhọn đâm vào. - Bung ra khỏi vành, hoặc bị đứt đế do làm việc quá tải và thời gian sử dụng lâu không được bảo dưỡng.

→ Điều chỉnh lại khoảng cách các chi tiết sao cho phù hợp. → Thay mới. → Thay mới. Hệ thống giam chấn bằng khí không hoạt động - Hệ thống giảm chấn bằng khí thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại hiện tượng quá căng.

- Hệ thống giảm chấn bị mòn.

→ Kiểm tra bằng mắt xem giảm xóc hoặc pát giảm xóc có bị hư hoặc bị lỏng không. Xiết lại các bộ phận bị lỏng và thay thế bất cứ chi tiết nào bị hư hỏng. Kiểm tra điều chỉnh của van điều khiển độ cao.

→ Thay thế Khoảng sáng gầm xe Không điều chỉnh được

van điều khiển độ cao.

→ Điều chỉnh lại van điều chỉnh độ cao.

Hệ thống khí không thể làm bẹp hoàn toàn khi loại bỏ tất cả sức nặng ra khỏi hệ thống treo.

Ống khí bị chặn lại giữa van điều khiển độ cao và bộ giảm chấn bằng khí.

→ Tháo chỗ nối tại van điều khiển độ cao và quay công tắc khởi động xuống dưới 450. Nếu tất cả các giảm chấn bằng khí vẫn còn căng phồng thì kiểm tra các đường ống bị tắc nghẽn hoặc bị gấp.

Chốt nối đòn trước bị mòn và lỏng

- Kiểm tra chốt nối đòn, thanh quay xem ống lót có bị mòn hoặc lỏng. - Bị mòn do thời gian sử dụng quá lâu.

- Khối cân bằng cầu dí hàn không đúng.

→ Điều chỉnh lại, nếu bị mòn thì thay thế chi tiết. →Thay thế nếu chốt nối thanh quay, đòn trước. → Thay thế các chi tiết, bộ phận bị mòn, điều chỉnh lại độ cân bằng, xiết và hàn theo đúng

33

thông số.

Hư hỏng giảm xóc Khoen dài ra/ quá căng. → Điều chỉnh lại pát giảm xóc đúng vị trí, căn chỉnh chiều dài giảm xóc đúng quy định.

Lốp xe quá mòn - Cầu dí không cân bằng.

- Pivot (Thanh quay, đòn) hoặc ống lót cầu bị mòn

→ Điều chỉnh lại độ cân bằng

→ Thay lại đúng ống lót, xem tham khảo hướng dẫn thay ống lót. Xe hoạt động không ổn

định hoặc điều khiển kém

- Các bulông khung xe bị lỏng.

- Các thanh ngang của khung xe bị lỏng hoặc gãy.

- Kiểm tra khoảng sáng gầm xe.

- Chốt nối thanh ngang chữ I, U bị lỏng.

→ Xiết chặt các bulông khung xe và các bộ phận gắn vào theo thông số thích hợp.

→ Sửa chữa hoặc thay thế các thanh ngang khung xe bị hư hỏng và xiết các đai ốc và bulông theo thông số lực xiết thích hợp.

→ Điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

→ Thay các ống lót bị mòn, xiết lại theo thông số. Xem tham khảo hướng dẫn thay thế.

34

KẾT LUẬN

Sau 10 tuần tìm hiểu, nghiên cứu, hệ thống treo khí nén trên xe Samco Primas đến nay đồ án chuyên ngành của em đã hoàn thành. Hệ thống treo sử dụng khí nén là hệ thống treo có nhiều ưu điểm so với các hệ thống treo khác. Tương lai hệ thống treo sử dụng túi hơi sẽ đươc sử dụng rộng rãi trên các loại xe. Hiện nay hãng xe Honda đã đưa hệ thống treo sử dụng khí nén vào xe con.

Để hoàn thành được đồ án này trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo của khoa ô tô - Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành, cảm ơn thầy xxxx đã tận tình, chỉ bảo giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Tuy nhiên do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không tránh khỏi sai sót rất mong các thầy cô quan tâm góp ý để kiến thức của em ngày một hoàn thiện hơn.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Kết cấu ô tô – Nguyễn Khắc Trai (2009).

[2]. Automotive Suspension Steering Systems (2 Volumes), 4th Edition by Don Knowles (z-lib.org).

[3]. Chassis Handbook Fundamentals, Driving Dynamics, Components, Mechatronics, Perspectives by Bernd Heißing | Metin Ersoy (Eds.)(2011).

Một phần của tài liệu Hệ thống treo khí nén trên ô tô (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)