+ Ba nguồn có điện áp giống nhau: U=115 kV, = 0o + Tải các trạm (nút) là định mức: cs=0.85; sn=0.527; T4=120; T5=80; T6=63; T7=126; T8=25; T9=126; T10=63; T11=50;
%he so mang tai
kt=1;
Cos = 0,85
Kết quả thuật toán tính được các số liệu thể hiện trên sơ đồ mô phỏng hình 3.3
Hình 3.3 Mô phỏng hoạt động lưới 110 kV – Vĩnh Phúc trong chế độ tải định mức, cos =0,85.
Nhận xét 2:
- Điện áp tất cả các nút có giá trị nằm trong giới hạn cho phép U ≤ 6% như giản đồ trên hình 3.4
Hình 3.4 Giản đồ điện áp trong chế độ tải định mức, cos =0,85.
- Dòng điện trên các nhánh đầu nguồn I14, I 26, I27 và I10 đều vượt quá giới hạn phát nóng, hình 3.5:
Hình 3.5 Giản đồ dòng điện các nhánh trong chế độ tải định mức, cos =0,85. Trong khi đó dòng cho phép theo điều kiện phát nóng quy định là:
+ Dây AC240 có Icp = 590 A, + Dây AC185 có Icp = 500 A
Trong trường hợp này, lưới điện 110kV Vĩnh Phúc cần phải được tái cấu trúc lại. Cụ thể là, các nhánh đường dây đầu nguồn phải được nâng cấp và giải pháp tốt nhất là áp dụng cấu trúc đường dây song song cho các đoàn L14, L26, L310 để vừa tăng khả năng truyền tải đồng thời nâng cao độ tin cậy vận hành. Khi đó kết quả mô phỏng được thể hiện trên hình 3.6
Hình 3.6 Mô phỏng hoạt động lưới 110 kV – Vĩnh Phúc
ở chế độ tải định mức, cos =0,85 sau khi tái cấu trúc nâng cấp đường dây. Quan sát trên hình 3.6 thấy rõ các giải pháp nâng cấp đường dây đã khắc phục hoàn toàn các lỗi nêu trong nhận xét 2.
Tới đây, còn một số tình huống có thể xảy ra trong vận hành chưa được đề cập đến. Ví dụ như sự cố trạm biến áp nguồn, giả sử sự cô máy biến áp, khi đó công suất nguồn bị sự cố có thể chỉ còn khoảng (50 - 60) % công suất định mức. Lúc này dòng công suất trên lưới sẽ bị phân bố lại hoàn toàn và nhiều bất lợi sẽ xảy ra. Để làm rõ điều này, mô hình lưới được nghiên cứu với 03 loại nút cơ bản là nút V, nút PQ và nút PV.
3.2.3 Áp dụng thuật toán Newton-Raphson giải tích lưới 110 kV Vĩnh Phúc theo mô hình nút V , nút PQ và nút PV theo mô hình nút V , nút PQ và nút PV
Từ sơ đồ thay thế như trên hình 3.1, thuật toán Newton-Raphson áp dụng đối với mô hình nút V, nút PQ và nút PV được viết lại. Trong đó, giả thiết nút nguồn số 2 được áp đặt là nút PV, còn lại cấu trúc sơ đồ giữ nguyên như trên hình 3.6 . Tương tự như trên, ta phân tích một số tình huống và đề xuất giải pháp.