Đây là một tình huống có thể xảy ra trong thực tế, nguồn 2 (N2) có đặc điểm của nút PV, tức là:
- CSTD phát ra là một giá trị cố định, P= constans - Biên độ điện áp nguồn U=constans
- CSPK và góc pha điện áp là biến số
Giải thiết N2 bị sự cố máy biến áp, khi đó: tải tại các nút là định mức, cos = 0,85 ; P2 = 200 MW; U = 110 kV. Kết quả tính được mô phỏng như trên hình 3.7
Hình 3.7 Mô phỏng điện áp nút và phân bố công suất lưới 110kV Vĩnh phúc ở chế độ N2 bị hạn chế công suất (200 MW; 110 kV)
Nhận xét 3:
- Điện áp các nút nằm trong giới hạn cho phép, hình 3.8
Hình 3.7 Giản đồ điện áp nút
ở chế độ N2 bị hạn chế công suất (200 MW; 110 kV)
- Tuy nhiên, dòng điện trên nhánh L10 9 vượt quá giới hạn cho phép, hình 3.8
Hình 3.8 Giản đồ phân bố dòng điện
ở chế độ N2 bị hạn chế công suất (200 MW; 110 kV)
Đề xuất 3:
- Quan sát trên hình 3.7 cho thấy, tại nút 9 tiêu thụ một lượng CSPK khá lớn (65,9MVAr). Nếu tại đây đặt thiết bị bù CSPK thì dòng điện nhánh I109 chắc chắn
sẽ được giảm nhỏ, hy vọng thỏa mãn điều kiện phát nóng. Thiết bị bù được chọn là một STATCOM như đã được nghiên cứu trong chương 2. Giả sử STATCOM thực hiện bù một lượng công suất phản kháng:
Qbù = 50 MVAr.
Khi đó, kết quả tính được mô phỏng như trên hình 3.9
Hình 3.9 Mô phỏng điện áp nút và phân bố công suất lưới 110kV Vĩnh phúc ở chế độ N2 bị hạn chế công suất (200 MW; 110 kV) có bù CSPK bằng STATCOM Nhận xét 4: Quan sát trên hình 3.9 cho thấy điện áp nút và phân bố dòng công suất được cải thiện, dòng nhánh L109 đã giảm:
I109 = 599 A,
đảm bảo xấp xỉ giới hạn phát nóng599 A, đảm bảo xấp xỉ giới hạn phát nóng.
3.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 đã áp dụng thành công thuật toán Newton-Raphson cho phân tích một lưới điện thực tế đó là lưới 110 kV khu vực tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả phân tích lưới mang lại nhiều hiệu quả hữu ích cho công tác đánh giá thực trạng và
một số bất cập trong vận hành lưới điện. Từ đó có những đề xuất tích cực đã khắc phục được những bất cập.
Tuy nhiên, vì phạm vi có hạn nên nghiên cứu đề cập một số tình huống điển hình. Tương tự như vậy, dựa trên thuật toán đã được xây dựng hoàn toàn có thể áp dụng cho phân tích nhiều tình huống khác kèm theo giải pháp khắc phục. Ví dụ như có thể xác định dung lượng bù tối ưu cho toàn lưới và phân bố công suất bù cho các nút nhằm cực tiểu hóa tổn thất CSTD trong toàn lưới; điều chỉnh công suất phát của các nguồn và phân luồng công suất hợp lý theo diễn biến của đồ thị phụ tải, V.V.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ