NGHỆ THÔNG TIN
Chị tên Trần Như Thủy, sinh năm 1962, trong một gia đình nghèo khó, đông anh em. Từ nhỏ chị đã linh cảm được lớn lên mình sẽ bị mù khi mà đôi mắt của chị ngày càng mờ dần. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, không có tiền chữa trị, chị can đảm chấp nhận hoàn cảnh và có kế hoạch tự tập làm quen dần với bóng tối cho đến một ngày đôi mắt của mình hoàn toàn không nhìn thấy được nữa. Dù rất đau khổ nhưng nhờ những tháng ngày mò mẫm sống và làm việc trong môi trường không có ánh sáng đến nay chị đã có thể sinh hoạt bình thường mà không phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
Năm 1984, chị xin gia nhập Hội Người mù Biên Hòa và đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau với hi vọng giúp những người đồng tật có thể can đảm vượt qua số phận, hòa nhập với cộng đồng.
Khi được hỏi về chuyện làm thế nào để sử dụng thành thạo máy vi
tính, chị cho biết: “Từ rất sớm, khi nghe thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói về sự hỗ trợ kỳ diệu của máy tính đối với người mù, tôi đã có ước mơ mãnh liệt một ngày nào đó sẽ được tiếp xúc với máy vi tính. Nhưng lúc đó, công nghệ thông tin còn chưa phát triển rộng rãi như bây giờ nên ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Đến năm 2003, qua một người bạn giới thiệu, tôi đã được Hội cử đi học lớp tin học Vì Người mù Sao Mai tại Tp. Hố Hồ Chí Minh trong vòng 6 tháng”. Cuối cùng, chị cũng thực hiện được ước mơ.”
Việc học vi tính đối với người bình thường đã khó, với người khiếm thị lại càng khó hơn. Tuy vậy, niềm đam mê học hỏi, khám phá ra thế giới kỳ điệu của máy tính luôn thúc giục chị không được nản chí. Dần dần, với sự tận tâm của các giáo viên, và lòng kiên trì của mình, chị đã chinh phục được đỉnh cao khoa học công nghệ, việc học đã trở nên dễ dàng hơn và ngày càng là một công việc thú vị.
Cho đến giờ, chiếc máy vi tính đã trở thành công cụ đắc lực không thể thiếu cho công tác chuyên môn của chị, đồng thời nó cũng là phương tiện giao lưu với thế giới bên ngoài đầy màu sắc, mà khi chưa có nó chị không thể nào tưởng tượng ra được điều đó. Hiện tại chị có thể sử dụng được tất cả các chương trình và phần mềm vi tính căn bản như Window, Word, Outlook Express, Internet Explorer, thư điện tử, các phần mềm diệt virus máy tính, các phần mềm
nghe nhạc… đặc biệt, chị còn có thể tự cài đặt máy vi tính khi có trục trặc mà không phải nhờ vả đến các nhân viên kỹ thuật. Ngoài ra, chị còn có thể lên mạng để đọc báo, tìm hiểu thông tin về truyền đạt lại cho các hội viên khác. Đối với chị, chiếc máy vi tính đã trở thành người bạn thân thiết.
Thấy được lợi ích từ việc ứng dụng những tính năng của máy vi tính phục vụ trong công việc, tỉnh Hội đã mở được lớp dạy vi tính cho 20 học viên là các cán bộ, hội viên tiêu biểu trong tỉnh nhằm giúp họ tiếp cận công nghệ thông tin, thực hiện tốt công tác, xóa dần mặc cảm tàn tật từ đó dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng do chị trực tiếp giảng dạy. Chị hi vọng thời gian tới người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng sẽ được sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng xã hội, đặc biệt là trong vấn đề học văn hóa và tạo việc làm nhằm giúp người mù xóa dần mặc cảm tàn tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng để từ đó giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
(Theo dongnai.gov.vn)