CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Đầu tư cho sức khỏe phụ nữ-sự lựa chọn sáng suốt (Trang 25 - 26)

"Chúng ta ngưỡng mộ một xã hội thông tin quốc tế, nơi tất cả mọi người đều phải có cơ hội tiếp cận thông tin số, mạng truyền thông ngang nhau. Công nghệ sẽ không có giá trị nào đáng kể, nếu như phụ nữ bị gạt ra khỏi cuộc chơi...", Đệ nhất phu nhân Tunisia, bà Leila Ben Ali gửi thông điệp đến Diễn đàn CNTT thế giới, Hà Nội 2009.

Theo Tiến sĩ Abdul Waheed Khan, Phó Tổng Giám đốc Truyền thông & Thông tin của UNESCO hiện phụ nữ chiếm tới 2/3 tỷ lệ mù chữ trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, tình trạng còn tồi tệ hơn khi trung bình, cứ hai phụ nữ lại có một người không biết chữ. Vì vậy, so với nam giới, phụ nữ thiệt thòi hơn rất nhiều và có nguy cơ thiếu kỹ năng máy tính cơ bản hơn. "Hậu quả tất yếu là phụ nữ không tận dụng được những ưu thế và sức mạnh truyền thông, kết nối của máy tính", ông Khan chia sẻ.

Đại diện Tunisia cho biết, nước này đã dành tới 1/3 ngân sách cho việc

phổ cập giáo dục. "Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Chúng tôi theo đuổi một chính sách đảm bảo cơ hội số cho mọi công dân. Chúng tôi cũng tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực nhiều hứa hẹn, đặt trọn hy vọng ở phụ nữ và tích cực nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực".

Và ở Việt Nam...

Đứng từ góc độ của UNESCO, ông Khan đã đánh giá rất cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc bình đẳng giới, phổ cập giáo dục và cải thiện vị thế, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Có thể nói, Việt Nam đang đi trước khá nhiều nước đang phát triển khác trong việc đề cao phụ nữ.

Một thực tế là ngay tại Mỹ, quốc gia có nền công nghiệp IT phát triển nhất thế giới, lĩnh vực này vẫn phải chịu sự thống trị của nam giới (chiếm tới 85% nhân lực). Những "bóng hồng" đạt được thành công, nổi danh và leo lên ngôi vị lãnh đạo cấp cao càng hiếm hoi như lá mùa thu. "Tôi luôn thấy hứng thú với việc lập trình. Tôi đã viết ra Fortran và Cobol", bà Eva Chen, Giám đốc điều hành hãng bảo mật Trend Micro tâm sự. Ít ai biết rằng hồi còn học tại Đại học Texas, bà đã từng bị mọi người gọi là "dị nhân" chỉ vì sở thích tưởng như là khác thường và không phù hợp với "giới tính" này.

"Giới quan chức các hãng, thường là nam giới, nghĩ rằng môi trường kinh doanh IT đòi hỏi người ta phải vắt kiệt sức 24/7. Vì thế, họ phủ nhận

một cách thô bạo cuộc sống gia đình và cách ly phụ nữ ra khỏi biển người", ông Khan thừa nhận. "Nhiều hãng công nghệ quan niệm "cơ động" là phải làm việc cho đến nửa đêm, sẵn sàng có mặt bất cứ khi nào được gọi và luôn đảm bảo hiệu suất cao nhất". Với thiên chức của mình, hiển nhiên là các nhân sự nữ sẽ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc sắp xếp thời gian. Và khi khủng hoảng ập xuống, khi doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyện cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí, không có gì khó hiểu khi họ sẽ cân nhắc đuổi việc các nhân viên nữ đầu tiên.

Vị trí của ’Bóng hồng’ công nghệ trong gia đình?

Một cuộc thăm dò do hãng HP tiến hành gần đây cho thấy, có tới một phần ba số chuyên gia nữ được hỏi đã quyết định hoãn có con để ưu tiên cho các mục tiêu sự nghiệp. 95% nhất trí rằng môi trường công nghệ tại thung lũng Silicon rất "phản gia đình". "Phụ nữ được mặc định là hướng nội, không sẵn lòng đi công tác và vì thế, cơ hội thăng tiến cũng thấp hơn nhiều", bản báo cáo này kết luận. "IT là một trong những lĩnh vực cực đoan nhất về giới, nơi gia đình và công việc thực sự xung đột với nhau hơn là đi tìm sự cân bằng. Rõ ràng là phụ nữ gặp muôn vàn thiệt thòi", bà Chen chia sẻ.

Cũng theo ông Khan, nhiều khu vực trên thế giới, ý nghĩ phái nữ ngồi vào những chiếc ghế vốn chỉ dành riêng cho phái mạnh là không thể

chấp nhận được, chí ít là với chính nam giới. Nhiều người đã phải chọn một giải pháp là sử dụng trợ lý nam giới của mình làm bia chắn. "Đó là một khó khăn lớn về mặt văn hóa. Nhưng một khi đã dấn thân vào lĩnh vực mà mình say mê, bạn cần phải chấp nhận cả những mặt trái của nó. Tôi đã đạt được hơn cả những gì mình mơ ước", bà Chan kết luận.

(Theo vnn.vn)

Một phần của tài liệu Đầu tư cho sức khỏe phụ nữ-sự lựa chọn sáng suốt (Trang 25 - 26)