KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn máy kéo để phay đất trồng lúa cho khu vực đồng bằng cần thơ (Trang 72 - 73)

d) Máy kéo Yanmar YM 2500: hình (4.4)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Kết luận:

1. Làm đất là khâu lao động nặng nhọc nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp cần phải được cơ giới hóa. Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực Cần Thơ nói riêng đang sử dụng nhiều loại máy kéo để cơ giới hoá khâu sản xuất này. Nhưng việc sử dụng và tuyển chọn loại máy kéo làm đất còn phân tán và làm theo kinh nghiệm, chưa có nghiên cứu nào về việc đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại máy kéo dùng để làm đất. Vì vậy việc chọn và mua sắm thiết bị làm đất còn phân tán, nhỏ lẻ mạnh ai lấy làm. Việc nghiên cứu tuyển chọn một loại máy kéo thích hợp cho khâu làm đất ở khu vực đồng bằng Cần Thơ là cần thiết. Nghiên cứu tuyển chọn máy kéo làm đất hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa nhanh hơn, làm giảm chi phí sản xuất, đem lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.

2. Đề tài đã xây dựng cơ sở lý thuyết tuyển chọn máy kéo làm đất trồng lúa dựa trên các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - kỹ thuật của thiết bị như: năng suất làm việc và lợi nhuận trong một ca phay đất trồng lúa. Từ đó đã chọn được chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận làm mục tiêu tối ưu của bài toán.

3. Trên cơ sở phân tích các biểu thức lý thuyết về năng suất và lợi nhuận đề tài đã xác định được tham số quan trọng nhất của thiết bị ảnh hưởng đến mục tiêu của bài toán là công suất của máy kéo.

4. Bằng các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tổ chức ở 3 cơ sở (Nông Trường Sông Hậu, Nông Trường Cờ Đỏ và Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long) đã thiết lập được quan hệ giữa các chỉ tiêu năng suất, chi phí sản xuất và lợi nhuận với công suất của động cơ máy kéo và vẽ được các biểu đồ tương quan giữa các đại lượng nói trên (hình 4.7 - 4.9). Kết quả này là cơ sở để lập và giải bài toán tìm công suất tối ưu.

5. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được công suất hợp lý của máy kéo dùng để làm đất ở Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long là 51,623 Hp và đã chọn được máy kéo phù hợp hơn cả là loại John deer 5310.

6. Nội dung lý luận của đề tài có thể áp dụng cho việc tuyển chọn thiết bị trong các khâu công việc khác của quá trình sản xuất nông nghiệp và làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở sản xuất để định hướng lựa chọn và sử dụng hợp lý thiết bị.

Kiến nghị:

Các loại máy kéo dùng trong nông nghiệp thường phải đảm nhận nhiều nhiều khâu công việc khác nhau, do giới hạn về thời gian đề tài này mới nghiên cứu về hiệu quả sử dụng chúng trong khâu làm đất. Để chọn được loại máy kéo phù hợp với tất cả các khâu trong sản xuất nông nghiệp cần nghiên cứu tiếp về các chỉ tiêu tổng hợp khi chúng làm việc đồng thời nhiều khâu công việc trong một thời gian, các chỉ tiêu đó cụ thể là: lợi nhuận cho cả đời máy hoặc hiệu quả vốn đấu tư của cả đời máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn máy kéo để phay đất trồng lúa cho khu vực đồng bằng cần thơ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)