Mã hóa dữ liệu là sử dụng một phương pháp biến đổi dữ liệu từ dạng bình thường sang một dạng khác, mà một người không có thẩm quyền, không có phương tiện giải mã thì không thể đọc hiểu được. Giải mã dữ liệu là quá trình ngược lại, là sử dụng một phương pháp biến đổi dữ liệu đã được mã hóa về dạng thông tin ban đầu.
Hình 2.1. Mã hóa dữ liệu.
- Mã hóa: Quá trình chuyển đổi dữ liệu gốc thành dữ liệu được mã hóa sao cho người khác không thể đọc hiểu được.
- Giải mã: Là quá trình ngược lại của mã hóa, biến đổi dữ liệu đã được mã hóa thành dạng gốc ban đầu.
- Bản mã: Tệp dữ liệu đã được mã hóa.
- Một hệ thống mã hóa bao gồm các thành phần sau: - PlainText : Bản tin sẽ được mã hóa hay bản tin gốc. - CipherText : Bản tin đã được mã hóa hay bản tin mã. - Thuật toán mã hóa và giải mã :
Encryption : quá trình chuyển bản tin gốc sang dạng mật mã. Decryption : giải bản tin dạng mật mã trở về bản tin gốc. Cách chọn khóa : giá trị toán học dùng để thực hiện mã hóa.
Nhiều phương pháp mã hóa đã được đưa ra dựa trên những giải thuật toán phức tạp, để tạo khó khăn cho những ai đó muốn phá mật mã mà không cần được ai trao chìa khóa. Nói tạo khó khăn là vì trên lý thuyết ta không thể nói việc tìm chìa khóa là vô phương. Nhưng nếu trở ngại đủ lớn để làm nản lòng kẻ gian thì đã là một mức độ an toàn tốt.
Quá trình mã hóa và giải mã có thể được minh họa theo sơ đồ sau :
--- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- Quá trình truyền dữ liệu Quá trình mã hóa Quá trình giải mã Bản tin gốc Bản tin gốc Bản tin mã Bản tin mã ``` ``` ``` ``` ``` ```