Các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT), đặc biệt là sản phẩm CNNT tiêu biểu là niềm tự hào không chỉ của các doanh nghiệp (DN), cơ sở CNNT mà của cả địa phương Việc quảng

Một phần của tài liệu Tapchithang6_2018 (Trang 59 - 60)

tự hào không chỉ của các doanh nghiệp (DN), cơ sở CNNT mà của cả địa phương. Việc quảng bá thương hiệu sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng chú ý và sử dụng sản phẩm, giúp DN, cơ sở CNNT mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự tăng trưởng của địa phương.

Thực tế cho thấy, một trong những khó khăn, hạn chế của hầu hết các DN, cơ sở sản xuất CNNT là khâu tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu chỉ tiêu thụ được tại địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý dè dặt, chưa có kinh nghiệm, chưa cập nhật được thông tin về thị trường, thị hiếu người tiêu dùng…

Nắm bắt được những khó khăn, hạn chế của các DN, cơ sở CNNT, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp An Giang (TTKC) đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm CNNT tiêu biểu của An Giang đến với các tỉnh bạn. Đồng thời, giúp các đơn vị được tiếp cận, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong SXKD với các đối tác, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và có thêm cơ hội hợp tác đầu tư, mở rộng SXKD.

Trong năm 2017 vừa qua, TTKC đã hỗ trợ các DN, cơ sở CNNT trưng bày sản phẩm tại nhiều hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh như: Hội chợ triển lãm Hàng CNNT tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên - Huế; Hội chợ Công Thương khu vực ĐBSCL - An Giang; Tổ chức giao thương, kết nối cung - cầu giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố; Hội chợ tại các tỉnh: Trà Vinh, Vĩnh Long, Huế, Hà Nội... Thông qua các Hội chợ này, nhiều DN, cơ sở cho biết, sản phẩm trưng bày tại đây được nhiều khách hàng biết tới hơn, nhờ vậy, đã kết nối được với nhiều đối tác và cũng ký được nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị. Các đơn vị mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ kinh phí và tư vấn từ chương trình khuyến công để tham gia triển lãm vào các năm tiếp theo.

Điển hình có thể kể đến Cơ sở Ngọc Hân (ấp Bình Dương, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang), chuyên SXKD các sản phẩm rượu từ cây đinh lăng - đơn vị từng được hỗ trợ xúc tiến thương mại và đã có những thành công nhất định. Ông Trần Văn Hân, chủ cơ sở cho biết,

khi mới thành lập, cơ sở đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về thị trường tiêu thụ, sản phẩm làm ra chỉ phục vụ tại địa phương. Được sự hỗ trợ của TTKC An Giang trong việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ triển lãm... sản phẩm rượu đinh lăng của cơ sở bắt đã được khách hàng ở nhiều nơi chú ý, cơ sở đã mở rộng được thị trường tiêu thụ ra các tỉnh thành lớn như TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ hàng tháng cũng như doanh thu đã tăng khoảng 30% so với trước đây.

Phát huy thành quả đã đạt được, thời gian tới, TTKC An Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở CNNT quảng bá sản phẩm như: Tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; Tổ chức kết nối giao thương, cung - cầu; Tổ chức bình chọn các sản phẩm CNNT tiêu biểu... để sản phẩm có thể tiếp cận với người tiêu dùng rộng rãi hơn, các DN, cơ sở CNNT nhờ vậy có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn 

VŨ MINH

Sản phẩm của An Giang tại Hội chợ hàng CNNT tỉnh Bến Tre năm 2016

CÔNG NGHIỆP & TIÊU DÙNG

60

Một phần của tài liệu Tapchithang6_2018 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)