0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Cỡ mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU BẰNG UỐNG ACYCLOVIR (Trang 31 -36 )

- Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng: lấy toàn bộ số liệu bệnh nhân thủy đậu lưu trữ và 65 bệnh nhân đến khám, điều trị tại BV Da liễu TW trong thời gian nghiên cứu.

- Nghiên cứu hiệu quả điều trị của acyclovir:

Cỡ mẫu tính theo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của tổ chức Y tế Thế giới

2 1 /2 1 1 2 2 1 2 2 1 2

Z 2p(1-p) Z p (1 p ) p (1 p )

n n

(p p )

 

 

n1: cỡ mẫu nhóm nghiên cứu (được điều trị bằng Acyclorvir uống và bôi).

n2: cỡ mẫu nhóm đối chứng (điều trị Acyclovir bôi ). Z1-/2: hệ số tin cậy 95% (=1,96).

Z: lực mẫu 80% (=1,645)

p1: tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu đạt kết quả tốt, ước lượng 80%. p2: tỷ lệ bệnh nhân nhóm đối chứng đạt kết quả tốt, ước lượng 10%. p = (p1 + p2)/2.

Kết quả tính toán cỡ mẫu cho mỗi nhóm n1, n2 ≥ 30.

Theo công thức trên BN được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên lấy nhóm nghiên cứu là 33 BN và nhóm đối chứng là 32 BN.

2.2.3 Các bƣớc tiến hành

2.2.3.1. Khảo sát tình hình bệnh

- Hồi cứu + tiến cứu số liệu BN đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TW từ 1/2007- 6/2011.

2.2.3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thủy đậu

- Lập phiếu nghiên cứu.

- Khám, tuyển chọn BN và thu thập các thông tin cần thiết.

+ Tuổi + Giới

+ Nghề nghiệp

+ Tiền sử bệnh tật, tiền sử tiêm chủng + Thời gian bị bệnh

+ Mùa mắc bệnh

+ Các thuốc đã sử dụng trước khi bị bệnh

+ Triệu chứng cơ năng: ngứa, đau rát, sốt, mệt mỏi, chán ăn

+ Vị trí thương tổn

+ Số lượng thương tổn

+ Loại thương tổn - Xét nghiệm

+ Xét nghiệm máu (theo thường qui)

 Tế bào máu ngoại vi (hồng cầu, bạch cầu, BCĐTT, Lympho, tiểu cầu)

Bảng 2.1: Chỉ số bình thường của xét nghiệm tế bào máu ngoại vi[1]

Chỉ số Chỉ số bình thƣờng

Nam Nữ

Hồng cầu 4,2- 5,4 T/l 4- 4,9 T/l Hemoglobin 130- 160 g/l 125-142 g/l

Bạch cầu 5-10 G/l 5- 10 G/l

Bạch cầu đa nhân trung tính 55- 75% 55-75%

Lympho 25-35% 25-35%

Tiểu cầu 150- 450 G/l 150- 450 G/l

+ Xét nghiệm chẩn đoán tế bào Tzanck

 Bệnh phẩm: dịch nền bọng nước.

 Tiêu bản nhuộm bằng dung dịch giêmsa.

 Đọc và đánh giá kết quả: có tế bào đa nhân khổng lồ và tế bào ly gai. - Test nhanh chẩn đoán HIV: theo thường qui tại BV Da liễu TW.

2.2.3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh thủy đậu bằng acyclovir

Bệnh nhân thủy đậu đạt các tiêu chuẩn như mục 2.1.1 được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm.

- Cách thức tiến hành

Để đảm bảo tính khách quan và tính tương đồng với nhau về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị, chúng tôi dùng 1 hộp đen đựng phiếu trong

đó có trên 30 phiếu cho điều trị bôi kem acyclovir, trên 30 phiếu cho điều trị bôi kem acyclovi kết hợp uống acyclovir.

Sau khi chọn được 1 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, chúng tôi bốc ngẫu nhiên 1 phiếu trong hộp đen cho tới khi đủ số lượng cho 2 nhóm nghiên cứu và tiến hành điều trị.

- Liệu trình điều trị

Nhóm nghiên cứu: n =33 BN

- Toàn thân: uống acyclovir theo liều lượng

+ Trẻ nhỏ 2-12t: uống 20mg/kg (tối đa không quá 800mg) x 4lần/ngày x 7 ngày

+ Người lớn và trẻ em > 12t: 5 viên 800mg/ngày x 7 ngày

- Kháng sinh đường toàn thân nếu có bội nhiễm, giảm ngứa bằng kháng H1 loratadin, hạ sốt bằng uống paracetamol (khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5oC)

- Tại chỗ: Kem acyclovir 5% , bôi 5 lần/ngày, cách 4 giờ bôi 1 lần, trong 7 ngày.

Nhóm đối chứng: n = 32 BN

- Kháng sinh đường toàn thân nếu có bội nhiễm, giảm ngứa bằng kháng H1 loratadin, hạ sốt bằng paracetamol.

- Tại chỗ: Kem acyclovir 5% , bôi 5 lần/ngày, cách 4 giờ bôi 1 lần, trong 7 ngày.

- Thời gian đánh giá hiệu quả điều trị: sau 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày điều trị

- Tiêu chí đánh giá

+ Dựa vào mức độ giảm các triệu chứng: giảm ngứa, giảm viêm đỏ, mụn nước, vẩy tiết, vảy da sau 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày điều trị .

Kết quả điều trị được đánh giá theo 3 mức độ Tốt, Khá, Kém (theo quy ước của bệnh viện Da liễu TW).

Tốt Khá Kém

Hết mụn nước, mụn mủ; hết đỏ, vẩy tiết khô, hoặc đang bong vẩy, hết đau rát, ngứa.

Còn ít mụn nước, bọng nước, thương tổn đóng vẩy tiết ẩm, còn đỏ và đau rát

Các tổn thương không giảm hoặc giảm rất ít sau 2 tuần điều trị: còn đỏ, còn mụn nước, mụn mủ hoặc trợt loét, chảy dịch vàng.

+ Đánh giá hiệu quả theo mức độ hài lòng của người bệnh: hài lòng, không hài lòng.

+ Đánh giá chỉ số ICS (Illness Constitutional Score) vào ngày bắt đầu điều trị, sau 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày điều trị.

-Chỉ số ICS được đánh giá dựa vào 3 triệu chứng: sốt, chán ăn, ngủ mệt -Đánh giá triệu chứng chán ăn, ngủ mệt theo 4 mức độ: không có, nhẹ, vừa, nặng; tương ứng với điểm: 0, 1, 2, 3

-Đánh giá triệu chứng sốt theo 4 mức độ - Dưới 37,8oC 0 - Từ 37,8oC- 38,3oC 1 - Từ 38,4oC- 39,3oC 2 - Trên 39oC 3

-ICS có tổng điểm cao nhất là 9 điểm, tổng điểm thấp nhất là 0 điểm [21].

2.2.3.4. Biến chứng -Nhiễm khuẩn thứ phát. -Viêm phổi. -Viêm não. -Hội chứng Reye. -Viêm cầu thận…

2.2.3.5. Tác dụng không mong muốn.

- Da: ban đỏ, hội chứng Stevens-Johnson, mày đay, phù mạch.

- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.

- Huyết học: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

- Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, lẫn lộn, trầm cảm, ảo giác, động kinh, bệnh não, hôn mê.

- Tim mạch: tăng huyết áp, nhịp nhanh, phản vệ.

- Các biểu hiện khác: mệt mỏi, đau khớp, đau cơ, khó thở

2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương

- Từ 3/2011 - 9/2011

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê trên máy vi tính sử dụng phần mềm SPSS 15.0.

- So sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ % bằng test T và 2.

- Các test thống kê được kiểm định với sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU BẰNG UỐNG ACYCLOVIR (Trang 31 -36 )

×