Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng ở Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng ở tỉnh thanh hóa bằng công nghệ địa không gian​ (Trang 72 - 76)

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

3. Đánh giá chung về kinh tế xã hội

4.3. xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng ở Thanh Hóa

Thanh Hóa

1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ bi n, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng.

- Xây dựng các chƣơng trình về thông tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội.

- Đổi mới phƣơng pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tƣợng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng...

- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ƣớc bảo vệ rừng ở cấp xã.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức rà soát, lập quy hoạch 3 loại rừng của địa phƣơng; Xác định ranh giới ba loại rừng trên bản đồ và thực địa; Hoàn thành

việc đóng cọc mốc, cắm biển báo ranh giới rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn vào năm 2020.

3. Giải pháp về thể ch , chính sách và pháp luật.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thiết lập cơ chế, tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo ngành và liên ngành hợp lý để quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả.

- Rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng, chính quyền các cấp và ngƣời dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Xây dựng chính sách về bảo vệ rừng theo hƣớng đảm bảo lợi ích của những ngƣời làm nghề rừng, những ngƣời trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu tƣ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, sớm sửa đổi chính sách về quyền hƣởng lợi của chủ rừng theo Quyết định số 187/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; chính sách giao, cho thuê rừng, khoán bảo vệ rừng; chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; chính sách khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu và trồng rừng nguyên liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên.

4. Giải pháp về nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng.

- Đối với chủ rừng: Chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng đƣợc Nhà nƣớc giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Xây dựng các chƣơng trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích đƣợc giao, đƣợc thuê đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng bị xâm hại trái pháp luật.

- Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp: Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ rừng theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển

rừng. Tổ chức các lực lƣợng truy quét lâm tặc phá rừng tại địa phƣơng. Ngăn chặn kịp thời các trƣờng hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những ngƣời bao che, tiếp tay cho lâm tặc. Những địa phƣơng để xảy ra tình

trạng phá rừng trái phép thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và bị xử lý theo quy định. Hoàn thành giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào năm 2020.

5. Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân.

- Đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cƣ sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp; đồng thời hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng.

- Rà soát ổn định diện tích canh tác nƣơng rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào ở một số khu vực, từng bƣớc chuyển sang phƣơng thức canh tác thâm canh, cung cấp giống cây trồng phù hợp với lập địa, có hiệu quả kinh tế cao và hƣớng dẫn kỹ thuật cho đồng bào.

6. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ trang thiết bị bảo vệ rừng.

- Lắp đặt và khai thác có hiệu quả trạm thu ảnh vi n thám phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng và theo dõi di n biến rừng.

- Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đƣờng băng, chòi canh, hồ chứa nƣớc, trạm bảo vệ, đƣờng tuần tra...) ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã đƣợc xác định về phá rừng và cháy rừng.

- Trang bị phƣơng tiện đáp ứng yêu cầu công tác hiện trƣờng cho các Hạt Kiểm lâm trên toàn quốc, trƣớc mắt tập trung đầu tƣ cho các Hạt Kiểm lâm ở những vùngtrọng điểm.

7. Giải pháp về ứng dụng hoa học công nghệ.

- Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, vi n thám vào công tác quản lý bảo vệ rừng, theo dõi di n biến rừng và đất lâm nghiệp.

- Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành; xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi di n biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo vệ vàphát triển rừng.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình giám sát, điều tra đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.

8. Về Tài chính.

- Nghiên cứu và xây dựng quy chế tăng cƣờng nguồn lực tài chính và thu hút các nguồn vốn đầu tƣ cho bảo vệ rừng; ban hành cơ chế tài chính đầu tƣ cho các khu rừng đặc dụng, phòng hộ; Xây dựng định mức chi phí thƣờng xuyên về quản lý bảo vệ rừng tính theo quy mô diện tích và yêu cầu thực tế.

- Xây dựng cơ chế về đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ rừng từ các tổ chức, cá nhân đƣợc hƣởng lợi từ dịch vụ môi trƣờng rừng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng ở tỉnh thanh hóa bằng công nghệ địa không gian​ (Trang 72 - 76)