Các nhân tố sinh thái tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để đánh giá biến động thảm thực vật rừng tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng​ (Trang 53)

3.2.1. Đị ất, ị mạo

Địa hình Karst là nét đặc trưng tiêu biểu của khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - K Bàng. Phần lớn diện tích của Vườn quốc gia là núi đá vôi và liên kết với vùng núi đá vôi thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Hinnamno của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tạo vùng núi đá vôi liên tục lớn nhất Đông Nam Á. Với khối Karst rộng lớn chiếm 2/3 diện tích của Vườn, độ cao từ 300 - 1.100m, nằm phía Tây Bắc Quảng Bình, kéo dài khoảng 100 km dọc biên giới Việt - Lào.

Phong Nha - K Bàng ngày nay là kết quả phát triển của 05 giai đoạn tạo nên một bình đồ địa chất có mặt các thành tạo từ kỷ Ordovician (464 Ma) đến Đệ Tứ. Điều này được minh chứng qua các phức hệ hoá thạch cổ sinh phong phú và đa dạng cả về loài, giống vừa đại diện cho các tuổi địa tầng khác nhau: Giai đoạn Ordovic muộn - Silur (450 - 410 triệu năm): vỏ Trái đất bị phá vỡ, sụt lún, tạo các trầm tích lục nguyên hệ tầng Long Đại. Giai đoạn Devon (410 - 355 triệu năm): vỏ Trái đất bị sụt lún lần thứ hai, biển m rộng;các trầm tích tiến hoá về thành phần từ cát kết, bột kết đến argilit xen đá vôi. Giai đoạn Carbon - Permi (355 - 250 triệu năm): tạo đá vôi dạng khối, vỏ Trái đất bị phá vỡ lần thứ ba tạo thành các bồn trũng nông, dạng đẳng thước. Giai đoạn

Mesozoi (250 - 65 triệu năm): giai đoạn tạo núi đại Trung Sinh, các khối đá vôi được nâng lên khỏi mặt biển, xảy ra các quá trình Karst, phong hoá và bào mòn. Giai đoạn Kainozoi Neogen (23,75 - 1,75 triệu năm) và Đệ tứ (1,75 triệu năm đến nay): Tạo núi và hang Karst cổ có giá trị cảnh quan đặc trưng về địa hình địa mạo khu vực.

Với những điều kiện thuận lợi về thạch học, cấu trúc, kiến tạo, khí hậu và những nhân tố khác, quá trình karst hóa khối đá vôi K Bàng phát triển khá mạnh, tạo nên sự đa dạng của địa hình.

Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật phủ trên bề mặt. Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung lũng của các sông Son, sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi vùng trung tâm. Vùng địa hình chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi. So với các vùng Karst khác được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới thì Vườn quốc gia Phong Nha - K Bàng với những cấu trúc địa chất và khí hậu khác biệt nên có những nét riêng biệt.

Hang động có tuổi cổ nhất Đông Nam Á, bắt đầu hình thành hang động là 35 triệu năm, đồng thời với pha tách giãn hình thành biển Đông; các hướng chạy của hệ thống hang trùng với hướng các đứt gãy lớn mang tính khu vực và địa phương. Đá vôi có tuổi rất cổ từ Devon muộn đến Permi. Bao quanh khối đá vôi phát triển các địa hình phi carbonat là điều kiện thu nước về các phụ lưu trong khu vực.

Với những đặc điểm địa chất, địa mạo, khí hậu và sinh thái, nơi đây đã tạo ra các cảnh qua thiên nhiên tuyệt đẹp mà tiêu biểu là hệ thống hang động kì bí, hùng vĩ. Tính đến tháng 11/2017 đã khảo sát và đo vẽ 327 hang động (trong đó có 266 hang trong phạm vi Vườn và 61 hang ngoài phạm vi Vườn) với tổng chiều dài gần 210km.

3.2.2.Thổ n ỡn

Kết quả của quá trình vận động địa chất đã hình thành sự đa dạng của các loại đất Vườn quốc gia Phong Nha – K Bàng. Khu vực này có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng trên núi đá vôi, đất Feralit vàng trên đá mácma axít, đất Feralit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven sông.

3.2.3. í u

Theo số liệu quan trắc trong nhiều năm tại trạm Tuyên Hóa, Ba Đồn và Đồng Hới thì khu vực Phong Nha – K Bàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông hơi lạnh, mưa vào thu đông, từ chỗ không có tháng khô nào đến chỗ có thời kỳ khô từ 0,1 - 3 tháng.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân hàng năm biến động từ 230C đến 250 C. Do ảnh hư ng của khối núi đá vôi rộng lớn nên nhiệt độ dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 400C), cực tiểu vào tháng 1 (5-70

C).

Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12, 1, 2. Các tháng nóng nhất trong năm vào các tháng 6,7,8, có nhiệt độ trung bình cao trên 280

C. Nhiệt độ mùa h đã cao lại thường chịu ảnh hư ng của gió "Lào" khô và nóng. Đó là kết quả của dãy núi đá vôi cao gần 1000m chắn dọc biên giới Việt Lào. Nhiệt độ cao tuyệt đối nhiều lần đạt trên 400

C.

Là một vùng núi đá vôi rộng lớn, ảnh hư ng đến sự giao động giữa ngày và đêm, biên độ nhiệt trong ngày rất lớn. Đặc biệt vào những ngày h nóng bức, biên độ thường trên 100C. Mùa đông sự dao động nhiệt vẫn trên 80

C.

Chế độ m ẩm: VQG nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2000mm đến 2300mm/năm. Khu vực núi cao giáp biên giới Việt Lào lượng mưa còn lên tới 3000mm/năm (Minh Hoá). Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm. Số ngày mưa vùng ven biển chỉ có 135 ngày, lên miền núi số ngày mưa tăng dần hơn 160 ngày.

Biến trình mưa năm có 2 cực đại: chính vào tháng 10 (500-600mm) và phụ vào tháng 5 hoặc tháng 6 (trên 100mm); một cực tiểu vào tháng 2 hoặc tháng 3 (30-40mm).

Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình quân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn).

Lượng mưa lớn số lượng ngày mưa nhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tư ng cho một khu hệ rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình có giá trị mang tính toàn cầu.

Lượng bốc hơi khá cao, biến động từ 1000 đến 1300mm/năm. Lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng 5,6,7,8 vì thời gian này chịu ảnh hư ng của gió "Lào" khô nóng.

Độ ẩm không khí mức trung bình (83-84%). Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn mức 66-68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây là những ngày gió lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe doạ cháy rừng và hoả hoạn.

Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính là mùa đông và mùa h . Gió mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thịnh hành hướng gió Đông Bắc xen giữa các đợt gió Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam. Gió mùa h : Do yếu tố địa hình nên các ngọn núi cao ngăn chặn hướng gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 8. Gió này khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và công tác bảo vệ rừng.

Ngoài ra còn gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp giông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên tới cấp 10,11.

3.2.4. T uỷ văn

Khu vực nghiên cứu nằm phía Bắc và Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, phần lớn diện tích vùng lõi vườn nằm trong khu vực thu nước của hệ thống sông

Gianh. Nếu tính cả vùng đệm và vùng m rộng, toàn bộ lượng nước khu vực Vườn quốc gia đều tập trung về 3 hệ thống sông chính: sông Gianh, sông Long Đại và sông Dinh.

Dòng chính sông Gianh dài 160km bắt nguồn từ núi Phu-Cô-Pi có tọa độ 17049 20 vĩ độ bắc, 105041 30 độ kinh đông với độ cao 1,350m thuộc dãy Trường Sơn, thượng nguồn sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, từ điểm giáp ranh 3 xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa sông bắt đầu chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ ra biển Đông tại cửa Gianh. Sông Gianh có 18 phụ lưu cấp I. Nhánh cấp I lớn nhất là sông Nguồn Son (sông Son) có chiều dài 70km với diện tích lưu vực 2.226km2

(chiếm 48% tổng diện tích lưu vực sông Gianh). Đoạn thượng lưu sông Gianh từ Khe Nét tr về nguồn với tổng chiều dài khoảng 70-80km, lòng sông nhiều ghềnh thác. Khoảng 20km đầu nguồn lòng sông bị cản tr b i nhiều đá tảng giữa dòng, tới Đồng Tâm lòng sông m rộng khoảng 80-115m, phía dưới hạ lưu từ Ba Đồn tr xuống lòng sông rộng tới 1-2km.

Sông Long Đại là một trong 2 nhánh chính cùng với sông Kiến Giang tạo nên hệ thống sông Nhật Lệ. Sông Long Đại bắt nguồn từ dãy núi phía tây huyện Lệ Thủy (điểm đầu có tọa độ 106041 17 kinh Đông, 16057 24 vĩ Bắc, độ cao 950m), đoạn thượng nguồn sông có tên gọi Sa Ram. Sông chảy dọc theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây theo hướng chủ đạo Đông Nam – Tây Bắc, tới ngã 3 đoạn tiếp nhận nguồn nhập lưu từ suối Song Cát, sông chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc, hợp với nhánh Kiến Giang tại Trung Quán, đoạn sau đó có tên gọi Nhật Lệ và đổ ra biển tại cửa Nhật Lệ. Chiều dài dòng chính sông Long Đại khoảng 118km, diện tích lưu vực 1407km2

. Sông Long Đại có 9 phụ lưu cấp I (3 bờ hữu, 6 bờ tả), trong đó có 3 nhánh lớn là sông Rào Tràng, suối Song Cát, suối Rào Reng. Hai trong ba phụ lưu lớn của sông Long Đại là sông Rào Tràng và suối Song Cát đều bắt nguồn từ khu vực núi thuộc khu m rộng của Vườn quốc gia.

Sông Dinh là sông hẹp nhất trong 5 sông chính của tỉnh Quảng Bình, sông bắt nguồn từ núi Ba Dền (Bố Trạch), có tọa độ 17031 30 vĩ độ bắc, 106025 20 kinh độ đông, độ cao 200m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam tới Phú Định (Bố Trạch) thì chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc, đến Phương Hạ (Đại Trạch, Bố Trạch) chuyển hướng Đông và đổ ra biển tại cửa Nón (Nhân Trạch, Bố Trạch). Sông chiều dài khoảng 37km, diện tích lưu vực 232 km2 với 3 phụ lưu nhỏ. Lưu vực sông Dinh khá ngắn và dốc do vậy rất ít nước kể cả trong mùa mưa, chỉ khi có lũ dòng chảy sông mới đáng kể.

Do độ cao và đặc điểm địa hình trên khiến cho mùa mưa khả năng lũ cục bộ khá lớn, mùa mưa các "suối chết" nước dâng lên rất to và có dòng chảy lớn, song chỉ sau một thời gian ngắn mưa chấm dứt thì mực nước xuống rất nhanh. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11. Lũ lớn thường xuất hiện vào trung tuần tháng 9 và tháng 10, nhưng cũng có năm lũ xuất hiện sớm hơn vào cuối tháng 8 và có năm lại xuất hiện muộn hơn vào tháng 12. Ngoài mùa mưa lũ chính, lưu vực sông Son còn chịu ảnh hư ng của đỉnh mưa phụ (Mưa tiểu mãn) vào tháng 5, tháng 6. Mưa tiểu mãn cũng có khi gây lũ lụt lớn.

Mùa kiệt, rơi vào những tháng 2 - 8. Trong Vườn quốc gia các nhánh khe nhỏ tr nên "Khe suối chết". Dòng sông Chày, sông Son có mực nước rất thấp và dòng chảy tối thiểu, trong điều kiện tự nhiên nước sông trong xanh và mùa kiệt cũng là mùa tấp nập khách du lịch, các du thuyền và việc nuôi cá lồng trên sông phần nào đã làm cho dòng sông bị vẩn đục.

3.2.5. Đ ạn s n

Vườn quốc gia Phong Nha - K Bàng là nơi có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi lớn nhất Việt Nam. Nơi đây hiện hữu 2.951 loài thực vật thuộc 1.006 chi, 198 họ, 62 bộ, 11 lớp, 6 ngành; trong đó có 39 loài trong Nghị định 32, 112 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 121 loài trong Sách Đỏ IUCN-

2011 (Số liệu đến 11/2017). Đặc biệt sự tồn tại quần thể Bách xanh đá (Calocedrus rupestris) 500 tuổi, diện tích khoảng 5000 ha được xem là sinh cảnh rừng độc đáo nhất b i tầm quan trọng toàn cầu và giá trị bảo tồn.

Với sinh cảnh đa dạng, Phong Nha – K Bàng là ngôi nhà của 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành; trong đó, 38 loài có tên trong Nghị định 32-2006/NĐ-CP, 26 loài thuộc danh mục Nghị định 160, 46 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 55 loài được ghi trong Sách Đỏ IUCN 2016 (Số liệu đến 11/2017). Trong đó có một số loài quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, voọc Chà vá chân nâu, vượn Đen má trắng, sao la, mang,..

Tính đến nay, 38 loài động vật và 4 loài thực vật mới cho khoa học đã lần lượt được ghi nhận và công bố trên toàn thế giới (Số liệu 11/2017). Với những giá trị đó ngày 3/7/2015 Vườn quốc gia Phong Nha - K Bàng được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 với tiêu chí đa dạng sinh học và sinh thái cảnh quan.

3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-K Bàng có dân của 12 xã với tổng diện tích thuộc vùng đệm là 1479,45 km² thuộc huyện Minh Hóa (các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hoa, Thượng Hóa); Bố Trạch (các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch) và huyện Quảng Ninh, Quảng Bình (xã Trường Sơn). Các khu vực dân cư này chủ yếu sống ven các sông lớn như sông Chày, sông Son và các thung lũng có suối phía đông và đông bắc của vườn quốc gia này. Các khu vực này thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của Quảng Bình, có điều kiện hạ tầng cơ s như đường giao thông, điện, giáo dục, y tế kém phát triển. Dân cư đây chủ yếu sống bằng nghề nông, khai thác lâm sản.

Ngoài ra các dân tộc khu vực này đã có quá trình cộng cư lâu đời, giao lưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn nhân, nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá như: phong tục canh tác, tôn giáo tín ngưỡng, ngôn ngữ, trang phục, sinh hoạt văn hóa dân gian,... Đây là những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc cần được gìn giữ và phát huy tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc để khai thác phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nhân văn đang được du khách ưa chuộng.

Chƣơng 4

ẾT QUẢ NGHIÊN C U

4.1. Thành lập bản đồ hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu

4.1.1. Đặ m n trạn t n uyên r n

Theo số liệu công bố hiện trạng tài nguyên rừng đến ngày 31/12/2018 và kết quả cập nhật di n biến tài nguyên rừng mới nhất Vườn Quốc gia Phong Nha- K Bàngcó tổng diện tích 123.326 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha); phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha); phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha).

Vùng đệm có diện tích 219.855,34 ha thuộc 13 xã (gồm các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa; các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch thuộc huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh).

Trong hệ thống phân loại rừng và đất lâm nghiệp, Vườn Quốc gia Phong Nha- K Bàng gồm 24 trạng thái, trong đó phần lớn diện tích là các trạng thái rừng tự nhiên trên núi đá, diện tích các trạng thái rừng được thể hiện chi tiết tại bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. Loại đất, loại rừng khu vực Phong Nha – ẻ Bàng

Loại rừng Diện tích (ha)

Đất khác (DKH) 98,04

Đất trống núi đất (DT1) 644,73

Đất trống núi đá (DT1D) 2730,24

Đất có cây gỗ tái sinh núi đất (DT2) 385,96

Loại rừng Diện tích (ha)

Đất đã trồng trên núi đất (DTR) 30,31

Rừng hỗn giao G-TN tự nhiên núi đất (HG1) 113,00

Mặt nước (MN) 28,60

Đất nông nghiệp núi đất (NL) 46.65

Rừng gỗ trồng núi đất (RTG) 34,80

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX TB (TXB) 7820,68 Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX TB nguyên sinh(TXB1) 4846,39 Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TB(TXDB) 5008,23 Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TB nguyên

sinh(TXDB1) 58282,93

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu(TXDG) 31,29 Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu nguyên

sinh(TXDG1) 58,98

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX ngh o kiệt(TXDK) 3229,13 Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX ngh o(TXDN) 36306,80 Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX phục hồi(TXDP) 46,94 Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu(TXG) 232,55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để đánh giá biến động thảm thực vật rừng tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)