Đánh giá biến động tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để đánh giá biến động thảm thực vật rừng tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng​ (Trang 75)

2009 – 2019

4.2.1. n n t n uyên r n Q on – n oạn 2009 -2019

Để đánh giá biến động tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia Phong nha k bàng giai đoạn 2009 – 2019, đề tài sử dụng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng năm 2019 được giải đoán bằng ảnh vi n thám có hiệu chỉnh số liệu theo kết quả kiếm chứng thực địa và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng năm 2009 do VQG cung cấp.

Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng năm 2009 của VQG Phong nha k bảng sử dụng hệ thống phân loại trạng thái rừng theo quy phạm ngành 6-84 khắc với hệ thống phân loại bản đồ hiện trạng năm 2019. Để đánh giá biến động hiện trạng tài nguyên rừng, đề tài tiến hành quy đổi các trạng thái rừng năm 2009 giống với phân loại theo năm 2019. Căn cứ quy đổi dựa trên sự phù hợp giữa các chỉ tiêu, tiêu chí phân loại như kiểu rừng, cấu trúc tầng tán, trữ lượng rừng, …

Bảng 4.5. Quy đổi hệ thống phân loại TT ý hiệu ldlr 2009 ý hiệu ldlr 2019 Ghi chú 1 IIa, IIb TXP Rừng gỗ tự nhiện núi đất LRTX phục hồi 2 IIIa2

TXB Rừng gỗ tự nhiện núi đất LRTX trung

bình

3 Ia, Ib DT1 Đất trống núi đất

4 Ia, Ib + NĐ DT1D Đất trống núi đá

5 IIIa3 TXG Rừng gỗ tự nhiện núi đất LRTX giàu

TT ý hiệu ldlr 2009

ý hiệu ldlr

2019 Ghi chú

7 Ic + NĐ DT2D Đất trống có cây gỗ tái sinh núi đá

8

IIIa2+NĐ

TXDB Rừng gỗ tự nhiện núi đá LRTX trung

bình

9 DC DKH Đất khác

10 H1, Giã, Q1, Lát RTG Rừng trồng gỗ

11 NN, NR, Màu NN Nông nghiệp

12 III a3 +NĐ TXDG Rừng gỗ tự nhiện núi đá LRTX giàu

13 III a1 +NĐ TXDN Rừng gỗ tự nhiện núi đá LRTX ngh o

14 G-T, Tre HG1 Rừng hỗn giao gỗ tre nứa

15 III a1 TXN Rừng gỗ tự nhiện núi đất LRTX ngh o

16 IIIa + NĐ TXDK Rừng gỗ tự nhiện núi đá LRTX ngh o

kiệt

17 MN MN Mặt nước

18 IVg + NĐ TXDG1 Rừng gỗ tự nhiện núi đá LRTX giàu

nguyên sinh

19 IVtb + NĐ TXDB1 Rừng gỗ tự nhiện núi đá LRTX trug

bình nguyên sinh

20 IVtb TXB1 Rừng gỗ tự nhiện núi đất LRTX trug

bình nguyên sinh

21 IVg TXG1 Rừng gỗ tự nhiện núi đất LRTX giàu

nguyên sinh

Sau khi đã hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng 2 giai đoạn về cùng quy định phân loại trạng thái rừng và cùng hệ tọa độ, đề tài sử dụng phần mềm Arcgis 10.4 để chồng xếp 2 lớp bản đồ và đánh giá biên động bằng công cụ «Intersect». Tiến hành biên tập bản đồ biến động ta được kết quả thể hiện hình 4.5:

Hình 4.5. Bản đồ biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2009 - 2019

Từ bản đồ biến động hiện trạng tài nguyên rừng, tiến hành xuất dữ liệu sang phần mềm Excel và thành lập bảng ma trận biến động bằng công cụ «Pivot Table». Kết quả biện động diện tích các trạng thái rừng giai đoạn 2009 – 2019 của VQG Phong nha k bàng được trình bày cụ thể tại bảng 4.6 :

Bảng 4.6. Biến động diện tích các trạng thái rừng giai đoạn 2009 – 2019 TT ý hiệu LDLR Diện tích 2009 (ha) Diện tích 2019 (ha) Biến động (ha) 1 DKH 3,5 90 86,5 2 DT1 57,2 505,8 448,6 3 DT1D 2.630,5 2.508,3 -122,2 4 DT2 116,6 370,3 253,7 5 DT2D 1550,6 1.600,8 50,2 6 HG1 84,6 115,7 31,3 7 NN 171,8 36,2 -135,6 8 RTG 71,8 47,5 -24,3 9 TXB 7.602,5 7.871,1 268,6 10 TXB1 4.960,2 4.851,6 -108,6 11 TXDB 5.018 5.102,8 84,8 12 TXDB1 59.120,1 59.021,1 -99 13 TXDG 20,2 30,2 -10 14 TXDG1 67,3 51,4 -15,9 15 TXDK 100,2 3.4 -96,8 16 TXDN 36.490 36.049,7 -440,3 17 TXDP 55,8 40,1 -15,7 18 TXG 221,5 230 8,5 19 TXG1 8,3 4 -4,3 20 TXK 211,8 199,5 -12,3 21 TXN 2.473,2 2.589,3 116,1 22 TXP 162,3 100,5 -61,8 23 MN 20,06 23,2 2,6

Qua bảng kết quả biến động diện tích các trạng thái rừng chúng ta thấy tại VQG Phong nha k bàng giai đoạn 2009 – 2019 diện tích rừng biến động không lớn, đến năm 2019 tổng diện tích tự nhiên tăng lên do có sự điều chỉnh về mặt ranh giới. Trong giai đoạn tên trạng thái có sự biến động lớn nhất là trạng thái đất trống núi đất (tăng 448,6 ha). Do trong giai đoạn này hoạt động du lịch rất phát triển gây tác động đến một số diện tích đất lâm nghiệp. Các trạng thái rừng nguyên sinh có xu hướng giảm do có nhiều nguồn tác động từ bên ngoài.

Diện tích rừng tự nhiện thứ sinh có xu hướng tăng lên về diện tích và chất lượng rừng, như trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX trung bình tăng 268,6 ha, trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX trung bình tăng 84,8 ha. Nguyên nhân là trong giai đoạn này một số diện tích rừng nguyên sinh chuyển về rừng thứ sinh và VQG củng thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng.

Một trong những nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng tự nhiên là chuyển đổi mục đích sử dụng rừng vào xây dựng cơ s vật chất và phát triển du lịch. Qua đây chúng ta thấy tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực là rất lớn, nhứng cần có những giải pháp pháp triển du lịch sinh thái kết hợp với bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

4.2.2. uyên n ân n n r n

Hình 4.6. Tổng lƣợng khách tham quan VQG Phong Nha – ẻ Bàng giai đoạn 2002 – 2017

(Nguồn: B n Quản lý VQG PNKB, 2018)

Qua kết quả về tình hình khách du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha - K Bàng cho thấy, Số lượng du khách trong nước và quốc tế tăng lên hàng năm rất lớn từ 161.000 lượt người năm 2002 lên 329.000 lượt người năm 2004 và 961.425 người vào năm 2011. Lượng khách quốc tế ngày càng tăng nhiều hơn, từ 1.000 lượt năm 2001 lên 11.800 lượt người vào năm 2007 và 25.958 người vào năm 2011. Số lượt khách du lịch giảm trong giai đoạn 2014 – 2016 giảm 32,91% của năm 2016 so với năm 2014 nhiều hơn so với toàn tỉnh (24%). Trong đó năm 2015 giảm mạnh 21,4% và 14,5% so với năm 2015. Đặc biệt là lượt khách trong nước giảm mạnh 35% nhiều hơn so với bình quân toàn tỉnh (24,2%) và giảm 16,75% lượt khách quốc tế. Trong giai đoạn này do ảnh hư ng sự cố môi trường biển, hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia PNKB bị ảnh hư ng tiêu cực.

Sự phát triển kinh tế, du lịch đang di n ra khá mạnh mẽ khi tiềm năng du lịch lớn của Di sản thế giới VQG Phong Nha - K Bàng về du lịch hang động và du lịch khám phá đã được khẳng định. Điều này sẽ ảnh hư ng trực tiếp đến

môi trường tự nhiên và công tác bảo vệ rừng. Vì vậy, cần phải được xem xét đánh giá nghiêm ngặt về tác động của du lịch đến môi trường.

Du lịch đại trà với nhận thức môi trường thấp có khả năng gây tác động đến người dân địa phương và các loài động vật hoang dã. Thực tế quan sát phát hiện thấy hoạt động du lịch đã gây tiếng ồn ảnh hư ng lên các loài linh trư ng, gây ô nhi m không khí và ô nhi m nguồn nước. Các điểm du lịch nổi tiếng đang chịu áp lực lớn là hệ quả của tiếng ồn và tình trạng xả rác thải bừa bãi. Mặc dù phát triển du lịch VQG Phong Nha - K Bàng đang mức độ chưa cao nhưng cũng đã có nhiều cảnh báo về ô nhi m môi trường.

b) Các mối đe dọa phải đối mặt trực tiếp trong quản lý, bảo vệ rừngcủa VQG Phong Nha - K Bàng hiện nay:

- Săn bẫy động vật hoang dã: Đây là mỗi đe dọa lớn nhất đối với tính toàn vẹn sinh học. Các loài bị đe dọa chủ yếu là linh trư ng và các loài thú lớn; lợn rừng, gấu, cầy hương, nhím, rùa, rắn… Hoạt động này xảy ra chủ yếu trong vùng lõi, săn bắn theo mùa. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của thị trường và giá trị thương mại về thịt động vật hoang dã cao; do thói quen sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm một số vùng. Do thiếu việc làm, thiếu ý thức, nhận thức về luật pháp liên quan đến bảo vệ các loài động vật hoang dã và bảo tồn VQG nên một số người dân đã lén lút vào rừng săn bẫy động vật đem bán nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

- Khai thác gỗ trái phép: Hoạt động này vẫn còn di n ra trong Vườn, nguy cơ tấn công vào vùng lõi là rất cao; tập trung vào một số loài có giá trị thương mại cao như Huê, Trắc, Mun, Lim… việc khai thác thường tập trung vào các mùa nông nhàn. Do thiếu việc làm để tạo thu nhập cho hộ gia đình, thiếu đất canh tác, đất sản xuất và ý thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ rừng còn yếu kém nên đã vào rừng cấm để khai thác gỗ giải quyết nhu cầu đời sống của gia đình.

- Khai thác các loại lâm sản phi gỗ: Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ di n ra quanh năm với mức độ khai thác phụ thuộc vào mức độ sẵn có của từng vùng. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường cao; do sinh kế của người dân địa phương; đối với một số vùng do dân thiếu việc làm và tìm kiếm thu nhập thay thế là nguồn bổ sung cho thu nhập gia đình.

- Khai thác củi, đốt than, chăn thả gia súc, đánh bắt cá bằng các thiết bị hủy diệt, xâm lấn đất rừng làm nương rẫy… cũng là một trong những mối đe dọa trực tiếp ảnh hư ng đến môi trường, làm suy giảm đáng kể chất lượng rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đất sản xuất để ổn định cuộc sống, do tập quán, thói quen xấu cần phải được thay đổi của người dân nơi đây.

Như vậy, áp lực về đời sống của người dân trong vùng lõi và vùng đệm là mối đe dọa lớn đối môi trường rừng tại Vườn Quốc gia. Vì vậy, vấn đề đầu tiên trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng đây là nâng cao nhận thức về luật pháp và giải quyết sinh kế cho người dân vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha K Bàng.

c) Biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Thảm họa từ thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây nên những hiện tượng thời tiết thay đổi bất thường và không thể dự báo trước khả năng tăng nguy cơ hạn hán đến cháy rừng hay mưa lũ bất thường gây lũ lụt nghiêm trọng ảnh hư ng trực tiếp đến môi trường và tác động trực tiếp đến thảm thực vật tại VQG Phong Nha - K Bàng .

- Tuy chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự biến đổi khí hậu như vậy nhưng các hoạt động mang tính phòng ngừa tác động của sự biến đổi khí hậu đối với VQG Phong Nha - K Bàng trong những năm qua vẫn chưa rõ ràng, nhận thức chung về hiểm họa của biến đổi khí hậu còn mơ hồ. Một phần do nền kinh tế của tỉnh, của đất nước còn ngh o, các nỗ lực chung trong phòng chống thiên tai vẫn còn bị hạn chế, chủ yếu tập trung giải quyết các hiểm họa

trực tiếp, đột xuất, ít có sự chuẩn bị mang tính phòng ngừa. Mặt khác, do quan niệm: “nước lụt thì lút cả làng cho nên cái lo lớn về đời sống của con người vùng lũ lấn át những cái lo khác trong lúc này.

4.3. Đề xuất quy trình thành lập bản đồ biến động rừng ở Vƣờn quốc gia Phong Nha ẻ Bàng từ tƣ liệu ảnh vệ tinh

Để thành lâp bản đồ hiện trạng rừng, dữ liệu được sử dụng là ảnh Landsat8 và Sentiel 2A có độ phân giải 10m có độ chính xác trung bình nhưng đây là nguồn ảnh được cung cấp mi n phí. Bản đồ thành quả từ giải đoán ảnh vi n thám kết hợp kiểm chứng thực tế và hiệu chỉnh sai số có độ tin cậy cao.

Ảnh vệ tinh cập nhật liên tục bề mặt trái đất thông qua các chu kỳ chụp ảnh đây sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng trong đánh giá di n biến tài nguyên rừng. Việc sử dụng ảnh vi n thám trong quản lý tài nguyên rừng có thể cho người sử dụng liên tục nắm bắt tình hình thay đổi của tài nguyên rừng từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, chính sách phát triển sao cho thích hợp.

Tại khu vực nghiên cứu có một số nhân tố ảnh hư ng đến quá trình và kết quả giải đoán ảnh như nhân tố thổ nhưỡng, sau khi giải đoán ảnh cần kết hợp với bản đồ thỗ nhưỡng để hiệu chỉnh một số trạng thái cho phù hợp với thực tế.

Từ kết quả thành lập bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tài VQG Phong nha k bàng, đề tài đề xuất sơ đồ mô hình thành lập bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng từ ảnh vi n thám phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng nhứ sau:

Hình 4.7. Sơ đồ quá trình xây dựng bản đồ hiện trạng rừng từ ảnh viễn thám

B ớc 1: chuẩn bị t liệu ảnh và các số liệu khác

Tiến hành thu thập và lựa chọn ảnh Landsat 5 và Sentiel 2A cho khu vực nghiên cứu. Ảnh vệ tinh cần được nắn chỉnh hình học, chuyển đổi giá trị cấp độ xám, gộp nhóm kênh ảnh, tăng cường chất lượng ảnh và cắt ranh giới khu vực nghiên cứu.

Bản đồ hiện trạng rừng mới nhất làm tư liệu tham khảo, các báo cáo, quy định về xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.

B c 2: Xây dựng mẫu khó giải đoán ảnh:

Việc xây dựng bộ mẫu khóa ảnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải đoán ảnh vệ tinh. Đây có thể coi là chìa khóa quyết định đến độ chính xác của bản đồ thành quả. Bộ mẫu khóa ảnh càng đại diện cho trạng thái, phân bố đồng đều trên toàn cảnh ảnh sẽ càng cho độ chính xác cao.

Số lượng MKA được lựa chọn đảm bảo mỗi tiêu chí tham gia phân loại phải có dung lượng đủ lớn để xác định một cách chính xác ngưỡng cho từng đối tượng đã phân tách trong ảnh. Số lượng MKA phụ thuộc và diện tích các đối tượng (trạng thái) được phân tách nhưng phải đảm bảo mỗi trạng thái xuất hiện trong phần ảnh sử dụng tối thiểu phải có 3 mẫu.

Ph ng pháp ch n mẫu:

Có thể chọn vị trí điểm mẫu ảnh theo 2 phương pháp: chọn mẫu dựa vào tham khảo các bản đồ hiện trạng rừng gần nhất và chọn mẫu dựa vào đặc điểm phổ trên ảnh vệ tinh.

- Chọn mẫu đại diện cho các trạng thái rừng dựa vào bản đồ hiện trạng rừng gần nhất. Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng gần nhất để xác định tuyến điều tra qua các trạng thái rừng cho mỗi cảnh ảnh. Trên mỗi tuyến chọn những điểm đại diện cho các trạng thái rừng để xây dựng mẫu khoá ảnh.

- Chọn mẫu dựa vào đặc điểm phổ trên ảnh vệ tinh. Các đối tượng trên ảnh vệ tinh được phân loại nhờ các cấu trúc phổ khác nhau. Căn cứ vào các giá trị phổ khác nhau đó làm cơ s lựa chon số lượng MKA. Có thể sử dụng

xám độ hoặc các chỉ số thực vật như NDVI để làm cơ s phân chia các đối tượng phù hợp thành các nhóm trạng thái. Xác định tổng số lô trạng thái thuộc từng nhóm. Kết hợp với bản đồ địa hình và giao thông để lựa chọn mỗi nhóm trạng thái 20 lô. Điểm mẫu khóa ảnh được lấy vị trí tâm lô.

B ớc 3: Xây dựng bản đồ giải đoán:

Sau khi xác định trạng thái và lập MKA ngoài thực địa thì tiến hành sử dụng phần mềm eCognition Developer phân loại đối tượng rừng theo phương pháp hướng đối tượng Việc phân loại ảnh sơ bộ bằng phương pháp không kiểm định (chia lô tự động nhưng chưa xác định tên trạng thái) nhằm tách các lô/đối tượng tương đối đồng nhất trên ảnh làm căn cứ thiết kế hệ thống mẫu ảnh.

Khoanh vi các diện tích đồng nhất trên ảnh bằng phương pháp phân loại không kiểm định. Sử dụng chức năng "Multiresolution segmentation" của phần mềm eCognition để khoanh các diện tích đồng nhất trên ảnh thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để đánh giá biến động thảm thực vật rừng tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng​ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)