Một số vấn đề lớn còn tồn tại đối với bài toán AQM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng đại số gia tử cho bài toán quản lý hàng đợi tích cực trên mạng TCP IP (Trang 33 - 36)

Phần trên của chương đã phân tích một số công trình nghiên cứu nhằm giải quyết bài toán AQM trước đây. Các phương pháp AQM dựa trên chiều dài hàng đợi đều nhằm mục đích thay đổi xác xuất đánh dấu (hay loại bỏ gói) theo một quy luật xác định (phần đa là tuyến tính) khi chiều dài trung bình (hay tức thời) của hàng đợi tăng đến mức ngưỡng. Các phương pháp AQM dựa trên tốc độ lưu lượng đến cũng thay đổi xác xuất loại bỏ theo một quy luật xác định dựa trên tốc độ luồng lưu lượng vào. Nhìn chung, các phương pháp AQM phải đạt được các mục tiêu sau:

(1). Điều khiển được độ trễ trong khi vẫn duy trì được khả năng sử dụng tuyến cao

(2). Tránh được việc loại bỏ gói không cần thiết (3). Tránh sự thiên vị trong quá trình loại bỏ gói (4). Tránh được các dao động không cần thiết

(6). Dễ cài đặt

(7). Đáp ứng được với sự thay đổi của môi trường

Tuy nhiên, trong thực tế không có phương pháp nào đáp ứng đầy đủ bảy tiêu chí trên. Trước hết, các giải thuật AQM theo chiều dài hàng đợi đều dựa trên RED kiểm soát hành vi vĩ mô của chiều dài hàng đợi (trung bình) thường gây ra phản ứng chậm chạp và biến động trong chiều dài hàng đợi tức thời. Kết quả là gây ra một sự biến thiên lớn về trễ từ đầu cuối đến đầu cuối. ARED cố gắng điều chỉnh các thông số của RED nhằm mục đích hoạt động ổn định và bền vững hơn nhưng lại thất bại trong rất nhiều trường hợp động học khác nhau do thực tế là ARED giữ lại cơ bản cấu trúc tuyến tính của RED. Vì vậy, điều chỉnh tốt các thông số RED cũng không đủ để đối phó với hành vi không mong muốn RED .

Với các giải thuật AQM dựa trên lưu lượng đến, mô hình AVQ cũng không quan tâm đến giai đoạn khởi đầu chậm chạp của TCP và các sự kiện time out. Điều này làm cho phương pháp AVQ khó khăn trong việc xử lý đặc tính động học phi tuyến của giao thức TCP. Ngoài ra, các tham số điều khiển của AVQ phụ thuộc vào các thông số mạng như trễ trong một chu kỳ và số lượng các luồng lưu lượng. Vì vậy, như đã nói ở trên, rất khó khăn để có được một hoạt động ổn định trong một phạm vi rộng các điều kiện lưu lượng biến đổi động khác nhau.

Trong các giải thuật AQM có sự kết hợp chiều dài hàng đợi và lưu lượng đến, bộ điều khiển REM cho kết quả khả quan nhất và được xem là đại diện cho nhóm phân loại này. Tuy nhiên, REM cũng theo sau và tương đương với các chức năng của điều khiển PI, do đó nó cũng cho thấy biểu hiện phản ứng chậm chạp với điều kiện mạng khác nhau. Cấu hình chính xác của các thông số điều khiển REM vẫn là một vấn đề cần phải đánh giá thêm cùng với bản chất động học và biến đổi theo thời gian của mạng TCP/IP.

Như vậy, độ phức tạp và các đặc tính động học của mạng TCP/IP làm cho các phương pháp AQM truyền thống chưa thể hoàn toàn thích nghi được với

môi trường động học do các tham số của các giải thuật AQM này là cố định. Để khắc phục nhược điểm này, cần có một phương pháp AQM thông minh tự động điều chỉnh tham số khi có sự thay đổi của môi trường và có khả năng ra quyết định nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác hợp lý ngay cả khi lượng thông tin hỗ trợ cho quá trình ra quyết định là ít. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi áp dụng mô hình kết hợp đại số giá tử và thuật toán REM.

CHƯƠNG 2

ĐẠI SỐ GIA TỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU KHIỂN 2.1.Đại số gia tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng đại số gia tử cho bài toán quản lý hàng đợi tích cực trên mạng TCP IP (Trang 33 - 36)