Sreal của bộ điều khiển HA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng đại số gia tử cho bài toán quản lý hàng đợi tích cực trên mạng TCP IP (Trang 55 - 57)

Trong báo cáo này, phương pháp nội suy được sử dụng là nội suy tuyến tính trên 4 điểm của mỗi mắt lưới trên Sreal.

3.3. Mô phỏng và đánh giá giải thuật HAC-REM với mạng đa tắc nghẽn

3.3.1. Lựa chọn các tham số mô phỏng

Để đánh giá hiệu quả của các giải thuật AQM bằng cách so sánh hoạt động của chúng trên cùng một điều kiện hoạt động, ta cần phải xác định một mơi trường mơ phỏng thích hợp và đưa ra các thơng số có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm tra tính hiệu quả của các phương pháp. Cần cẩn thận lựa chọn một cách đúng đắn cấu hình mạng và các tham số cho việc kiểm tra để có thể đánh giá đúng nhất đặc tính động học của hệ thống TCP/ IP.

Hơn nữa, để đánh giá một cách có so sánh và các kết quả chính được chấp nhận chung thì cần thiết phải có cấu trúc mơ phỏng chung. Tuy nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Hiện tại, các nhà khoa học đang tranh luận nhằm mục đích đưa ra các khuyến nghị/hướng dẫn để thiết lập cấu hình mạng cũng như đưa ra các tham số nhằm đánh giá đúng các giải thuật điều khiển tắc nghẽn. Do vậy, chưa có một cấu hình tiêu chuẩn cho việc mơ phỏng hoạt động.

Với mục đích đánh giá hiệu quả của phương pháp AQM sử dụng đại số gia tử cho cải tiến thuật toán REM, đề tài lựa chọn so sánh với các thuật toán AQM nguyên thủy đại diện cho các nhóm như: ARED, PI (dựa trên chiều dài hàng đợi), REM (dựa trên sự kết hợp cả chiều dài hàng đợi và tốc độ thông tin đến) – xem Hình 1.6.

Để nhấn mạnh khả năng ứng dụng của giải thuật trong thực tế, đề tà tiến hành khảo sát hiệu quả của các phương pháp AQM nói trên theo các tiêu chí sau:

- Hiệu suất sử dụng tuyến tại nút cổ chai (dựa trên thơng lượng có ích) - Tỷ lệ mất gói

- Trễ hàng đợi trung bình và biến thiên độ trễ.

Bảng 3.1. Các giá trị tham số điều khiển của các phương pháp AQM

ARED PI REM Sử dụng mode gentle 5 1.822(10) a  5 1.816(10) b  0.1 0.001 1.001      

Các giá trị tham số điều khiển của các phương pháp AQM theo đánh giá được thiết lập dựa trên khuyến nghị được đưa ra bởi các tác giả của các phương pháp AQM. Mục tiêu là để cho phép một so sánh công bằng sử dụng các thiết lập được đề nghị bởi các tác giả tương ứng và cũng cho phép có một đánh giá mang tính so sánh bằng cách sử dụng các mục tiêu điều khiển tương tự, ví dụ như giá trị tham chiếu chiều dài hàng đợi TQL=200.

3.3.2. Cấu trúc mạng mô phỏng

Cấu trúc liên kết mạng lưới liên kết nhiều nút cổ chai được hiển thị trong Hình 3.4. Đây là một cấu trúc mạng đa tắc nghẽn (nhiều nút cổ chai). Đề tài khảo sát topo mạng với các liên kết nút cổ chai nhiều để kiểm tra việc thực hiện các giải thuật AQM trong nhiều kịch bản thực tế. Việc sử dụng cấu trúc này nhằm có điều kiện so sánh kết quả đạt được khi sử dụng giải thuật HAC-REM với các giải thuật khác được công bố trong [6] .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng đại số gia tử cho bài toán quản lý hàng đợi tích cực trên mạng TCP IP (Trang 55 - 57)