Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Tân Thành Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân thành bình phước (Trang 34)

2.2.1 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng mà Agribank Tân Thành Bình Phước áp dụng đều do Agribank ban hành, áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù của địa bàn hoạt động mà đề ra những chính sách cho phù hợp.

Nội dung chính sách tín dụng được soạn thảo trên cơ sở:

- Quy định về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống;

- Quy định thực hiện bảo đảm tiền vay của khách hàng trong hệ thống; - Quy chế cho vay do NHNN Việt Nam ban hành;

- Chiến lược định hướng hoạt động tín dụng của Agribank;

Một số nội dung cơ bản trong chính sách tín dụng của chi nhánh như sau: - Điều kiện cho vay:

+ Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

+ Có dự án, phương án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; + Không có nợ xấu tại bất cứ TCTD nào.

- Những trường hợp hạn chế cho vay :

Chi nhánh không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay trong những trường hợp:

+ Tổ chức kiểm toán có trách nhiệm kiểm toán tại Agribank;

+ Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc chi nhánh, trưởng, phó trưởng phòng giao dịch, trưởng, phó trưởng điểm giao dịch; bố, mẹ, vợ, chồng, con của các đối tượng trên;

+ Cán bộ nhân viên ngân hàng làm nhiệm vụ thẩm định.

- Những trường hợp không được cho vay: + Công ty hợp danh;

+ Các khách hàng xếp hạng tín dụng từ BB trở xuống;

+ Khách hàng mà chi nhánh không xác định, quản lý được nguồn trả nợ cho khoản vay đó.

Nội dung của chính sách tín dụng được soạn thảo, bổ sung, thay đổi trong từng thời kỳ nhất định, phù hợp với tình hình thực tế, quy định của NHNN và chiến lược phát triển của Agribank. Chính sách tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn này là: nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh, tập trung thu hồi nợ xấu, duy trì vị thế thị phần, phát triển mở rộng hoạt động hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và tập trung mở rộng thị phần tại các khu vực khách hàng trọng điểm trên địa bàn tỉnh trên cơ sở an toàn và sinh lời cao, tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tập trung cho vay các ngành cao su, điều....Bên cạnh đó, với cơ sở hạ tầng sẵn có để phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ trên địa bàn; đẩy mạnh công tác liên kết trạm sử dụng thẻ với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh và công tác trả lương qua tài khoản thẻ của các doanh nghiệp.

2.2.2 Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng

Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh được thực hiện gồm các khâu như sau:

- Quy trình luân chuyển hồ sơ tín dụng + Tiếp nhận hồ sơ và đề xuất cho vay:

Cán bộ tín dụng thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến KH, phương án vay vốn theo quy định, thẩm định khoản vay (thông qua các tiêu chí như

tư cách pháp lý của KH, tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng tài chính, tính khả thi của phương án vay vốn, tình hình trả nợ vay, TSBĐ, xác định phương thức cho vay…), và lập tờ trình thẩm định tín dụng đề xuất ý kiến về việc thiết lập quan hệ tín dụng với KH.

+ Thẩm định khoản vay:

Căn cứ thông tin nêu tại tờ trình đề xuất tín dụng và các thông tin thu thập được từ các nguồn kênh khác, cán bộ tín dụng đề xuất lãnh đạo phòng xem xét, đánh giá và lãnh đạo phòng trình giám đốc CN/phó giám đốc được ủy quyền xem xét phê duyệt. Đối với các trường hợp vượt thẩm quyền của CN, CN sẽ trình tiếp lên hội sở chính.

+ Phê duyệt khoản vay:

Sau khi xem xét, đánh giá thẩm định của các phòng liên quan giám đốc CN sẽ phê duyệt hồ sơ giấy.

+ Soạn thảo, ký kết hợp đồng và giải ngân cho khách hàng:

Soạn thảo hợp đồng: Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Hội đồng tín dụng/giám đốc CN, cán bộ tín dụng căn cứ đặc điểm của từng khoản vay sẽ soạn thảo hợp đồng và chuyển sang lãnh đạo phòng phê duyệt nội dung;

Ký hợp đồng: Sau khi hợp đồng đã được phê duyệt nội dung, KH và ngân hàng sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng;

Đối với các hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố còn phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa các bên;

Giải ngân: Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng và các thủ tục đăng ký giao dịch bào đảm, công chứng…, ngân hàng sẽ giải ngân cho KH;

Nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin;

Căn cứ các thông tin của bộ hồ sơ vay (gồm toàn bộ bản gốc hồ sơ vay vốn và hồ sơ TSBĐ của KH vay), cán bộ tín dụng nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin để phục vụ cho yêu cầu quản lý KH.

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được cán bộ tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành đối với từng loại sản phẩm.

+ Giám sát khách hàng vay:

Phòng kế hoạch kinh doanh chịu trách nhiệm nắm bắt thông tin liên quan đến KH vay. Định kỳ, đột xuất, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của KH nhằm đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích (việc kiểm tra được lập thành biên bản, có đính kèm chứng từ chứng minh). Mọi bất thường trong quá trình theo dõi, giám sát KH vay phải được phản ánh lãnh đạo phòng/chi nhánh để kịp thời có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Thu nợ lãi và nợ gốc:

Căn cứ lịch trả lãi và nợ gốc, cán bộ tín dụng có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở KH đóng lãi và trả nợ đúng hạn; làm đề nghị thu nợ để phòng kế toán thực hiện thu nợ cho KH và thực hiện các thủ tục khác liên quan khi thực hiện đóng hồ sơ khoản vay.

+ Xử lý những phát sinh đối với khoản vay:

Cơ cấu lại thời gian trả nợ: Trường hợp KH chưa trả nợ được theo cam kết và có nhu cầu gia hạn thời gian trả nợ thì KH sẽ lập giấy đề nghị ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời gian trả nợ. Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, TSBĐ tiền vay, tình hình tài chính của KH, xem xét nguyên nhân khách quan, chủ quan và khả năng trả nợ…

Chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn: Khi đến hạn đóng lãi, trả nợ gốc, nếu KH không đóng lãi hoặc trả nợ đầy đủ, đúng hạn và không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì toàn bộ dư nợ của hợp đồng tín dụng đó bị chuyển sang quá hạn. Trường hợp KH sử dụng vốn sai mục đích ngân hàng sẽ thu hồi nợ trước hạn.

Phân loại nợ: Ngân hàng phải thực hiện phân loại và phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ thích hợp để trích lập dự phòng rủi ro dựa theo các căn cứ sau: số lần cơ cấu lại nợ; số ngày quá hạn, khả năng trả nợ; KH có nhiều khoản vay tại CN, KH quan hệ vay vốn tại nhiều CN.

Khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ đóng lãi, phí và trả hết nợ gốc, hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng. Trường hợp KH có yêu cầu, ngân hàng và KH sẽ ký biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng.

Tùy theo điều kiện cụ thể, ngân hàng có thể giải chấp một phần hay toàn bộ TSBĐ. Theo đề nghị giải chấp TSBĐ của khách hàng, ngân hàng sẽ đối chiếu số lượng, giá trị TSBĐ tiền vay với dư nợ hiện tại của KH, để quyết định giải chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản, đồng thời lập đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có), ngân hàng và KH kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan để lập phiếu xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản.

- Điều kiện về bảo đảm tiền vay

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Do đó việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của KH với ngân hàng. Do đó, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Ngoài ra, có quy định hướng dẫn chi tiết cách thức tiến hành định giá TSBĐ tiền vay, các loại giấy tờ cần thiết đối với từng loại tài sản, cách thức thực hiện một cách hợp pháp, hợp lệ khi tiến hành các thủ tục với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trong việc cầm cố thế chấp tài sản, tỷ lệ thế chấp của từng loại tài sản.

- Lãi suất cho vay

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh của KH bị ảnh hưởng nặng nề, và một khi KH vay gặp khó khăn trong kinh doanh thì ngân hàng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, như vậy nguy cơ phát sinh nợ quá hạn sẽ tăng cao do KH kinh doanh không có hiệu quả, không có khả năng trả nợ. Vì vậy, để tạo điều kiện cho KH giảm bớt áp lực về chi phí lãi vay trong điều kiện khó khăn như hiện nay, Agribank Tân Thành Bình Phước đã có những chính sách lãi suất hỗ trợ kịp thời và phù hợp

với chỉ đạo của NHNN cũng như của Agribank. Thực tế cho thấy chính sách lãi suất là một trong những công cụ cần thiết trong quản trị RRTD nhằm có những giải pháp can thiệp kịp thời để hạn chế tối đa RRTD xảy ra.

- Công tác quản lý và xử lý nợ xấu:

Hoạt động tín dụng luôn đem lại nhiều rủi ro, việc kiểm soát được nợ xấu luôn được quan tâm với các nội dung như sau:

Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong quá trình thực hiện công việc quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh;

Bảo đảm quá trình quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng;

Phản ánh đúng thực trạng tín dụng, đảm bảo quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh đúng bản chất khoản nợ, nguồn thanh toán khoản nợ;

- Về hạn mức phê duyệt tín dụng, cấp tín dụng, cho vay:

Agribank Tỉnh Bình Phước ủy quyền hạn mức phê duyệt tín dụng cho chi nhánh là 3 tỷ đồng. Đối với các khoản tín dụng trên 3 tỷ đồng sẽ trình về hội sở chi nhánh. Với hạn mức phê duyệt tín dụng trong trường hợp này phát huy tác dụng như một chốt chặn rủi ro đối với các khoản vay lớn cần được thẩm định kỹ càng và chuyên nghiệp hơn. Tương tự như vậy, việc quy định các nguyên tắc hạn mức cấp tín dụng và hạn mức cho vay tương ứng với nhưng điều kiện được giả định trước sẽ là hành lang quan trọng tự động điều chỉnh mức chấp nhận rủi ro của các khoản vay của KH.

Như vậy, việc xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp đã góp phần cho sự phát triển của chi nhánh trong những năm qua, đồng thời việc tuân thủ chính sách tín dụng có tác dụng ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong việc cấp tín dụng, do đó việc kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ đạt hiệu quả hơn.

-Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.5: Nợ xấu giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015 với 2014 2016 với 2015 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng +/- % +/- % Nợ xấu 14.240 4,30% 1.763 0,58% 1.643 0,52% -12.477 -88% - 120 - 7% Tổng dư nợ 329.587 304.281 317.475

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Tân Thành Bình Phước năm 2014-2016 Nợ xấu năm 2014 là 14.240 triệu đồng chiếm 4,3% tổng dư nợ, đến năm 2015 nợ xấu còn 1.763 triệu đồng giảm 12.477 triệu đồng tương đương giảm 88% là do trong năm các khoản nợ xấu được xử lý rủi ro/bán nợ VAMC. Đến năm 2016 nợ xấu còn 1.643 triệu đồng giảm 120 triệu đồng tương đương giảm 6,8%. Nợ xấu tại Chi nhánh chủ yếu đều được đảm bảo đầy đủ bằng TSBĐ. Đây là chính sách để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Vì có TSBĐ thì tạo ý thức trách nhiệm trả nợ của khách hàng sẽ cao hơn nhiều. Và có cơ sở để xử lý khi khách hàng không trả được nợ. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu chủ yếu là do khách hàng kinh doanh thua lỗ, đầu tư dự án nhưng không thể duy trì hoạt động, không có nguồn thu trả nợ ngân hàng. Cùng với thực trạng nền kinh tế hiện nay, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn còn nhiều quan ngại, chất lượng tín dụng đã có bước cải thiện nhưng chưa cao, RRTD vẫn còn nhiều tiềm ẩn, có thể xảy ra nhiều doanh nghiệp/cá nhân vay vốn ngân hàng nhưng đang khó khăn làm ăn kém hiệu quả, không có nguồn thu trả nợ. Do đó thời gian tới ngân hàng cần phải tăng cường kiểm tra, đánh giá, phân loại khách hàng cụ thể, sử dụng linh hoạt các biện pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn nhằm giảm thiểu các rủi ro khi KH phá sản, không còn khả năng trả nợ ngân hàng.Tuy nhiên trong

thời gian qua ngân hàng đã có nhiều quan tâm chấn chỉnh trong việc thẩm định cho vay, quản lý món vay, tăng khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng, những sai sót từ phía ngân hàng đã được khắc phục và hạn chế dần.

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.6: Nợ quá hạn giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015 với 2014 2016 với 2015

Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ +/- % +/- %

Nợ qúa hạn 14.740 4,47% 2.763 0,91% 2.543 0,80% - 11.977 - 81% - 220 - 8% Tổng dư nợ 329.587 304.281 317.475

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Tân Thành Bình Phước năm 2014-2016 Nợ quá hạn năm 2014 là 14.740 triệu đồng chiếm 4,47% tổng dư nợ, đến năm 2015 nợ quá hạn còn 2.763 triệu đồng giảm 11.977 triệu đồng tương đương giảm 81% là do trong năm các khoản nợ xấu được xử lý rủi ro/bán nợ VAMC. Đến năm 2016 nợ quá hạn còn 2.543 triệu đồng giảm 220 triệu đồng tương đương giảm 8%. Nợ quá hạn tại Chi nhánh đều được đảm bảo đầy đủ bằng TSBĐ. Qua bảng số liệu cho thấy, nợ quá hạn đỉnh điểm vào năm 2014 chiếm 4,47% tổng dư nợ, nguyên nhân do khách hàng hoạt động kinh doanh thua lỗ, ngoài ra do cũng ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân thành bình phước (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)