Kiến nghị với Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân thành bình phước (Trang 65 - 69)

3.4.3.1 Nâng cao văn hóa kiểm soát rủi ro

- Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý cấp cao về các nguyên tắc kinh doanh ngân hàng , sự tôn trọng pháp luật và sự cần thiết của việc xây dựng một mô hình quản trị rủi ro phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng.

- Cần thống nhất ý thức tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc đạo đức kinh doanh xuyên suốt các cấp điều hành, quản lý của ngân hàng.

3.4.3.2 Hoàn thiện chính sách tín dụng của Agribank Việt Nam

- Chính sách tín dụng là nền tảng và là kim chỉ nam cho các hoạt động tín dụng của Agribank Việt Nam. Nội dung chính của Chính sách tín dụng gồm : định hướng phát triển tín dụng và mức độ chấp nhận rủi ro – khẩu vị rủi ro tín dụng của

riêng Agribank Việt Nam; các nguyên tắc hành vi ứng xử đối với mối quan hệ nội bộ và tương tác với đối tác bên ngoài trong hoạt động tín dụng để củng cố văn hóa tín dụng của Agribank Việt Nam.

- Chính sách tín dụng của Agribank Việt Nam nên được xây dựng theo hướng mở, tạo điều kiện cho Ban điều hành áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt để kịp thời thích nghi với môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ và yếu tố môi trường luôn thay đổi nhưng luôn phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật một cách cao nhất.

- Khi thực hiện chính sách tín dụng của Agribank Việt Nam, không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển và thị vượng chung của cộng đồng song hành với môi trường xã hội lành mạnh và chống lại sự hủy hoại môi trường tự nhiên, đồng thời cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành trong các hoạt động tín dụng. Không để các áp lực kinh doanh, thương mại làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc, chuẩn mực, thói quen kinh doanh tốt đẹp , lành mạnh mà ngân hàng đã lựa chọn làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình.

- Chính sách phải dựa trên cơ sở phân tích thị trường, quy mô, năng lực của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải gắn liền với các chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải được truyền đạt đến từng cấp quản trị của bộ máy hoạt động tín dụng ngân hàng. Chính sách tín dụng cần được xem xét lại định kỳ và được điều chỉnh lại sau khi phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoặc khi có sự biến động lớn của môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

3.4.3.4 Những kiến nghị khác trong thời gian tới

- Tạo điều kiện để phát huy tính tự chủ của chi nhánh trong việc đưa ra các mục tiêu và chiến lược tín dụng phù hợp với điều kiện và tình hình tại địa phương.

- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, thiếu sót trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng để đưa ra biện pháp phù hợp.

- Tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các sản phẩm cho vay mới phù hợp với từng loại hình khách hàng, từng loại dự án để nhằm tránh rủi ro.

- Dựa trên quyết định của NHNN về cho vay với lãi suất thỏa thuận, ngân hàng cần thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận ở mức vừa phải, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn và kinh doanh hiệu quả, tránh trường hợp chạy theo lợi nhuận mà tăng lãi suất cho vay cao dẫn đến mất khách hàng và gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp.

- Tiếp cận với các nhà cung cấp các dịch vụ công nghệ nhằm tìm kiếm các giải pháp phần mềm phù hợp cho hoạt động kinh doanh của AgriBank, sau đó tiến hành tập huấn và đào tạo lại cho các cán bộ và nhân viên chủ chốt tại các chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tập trung vào việc xây dựng hệ thống hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong từng công đoạn và quá trình cấp tín dụng. Bên cạnh đó là những kiến nghị về phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hoàn hoàn thiện môi trường pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thẩm định. Sự vận dụng các kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng từ các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản.…., kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại ngân hàng.Người viết tin rằng các giải pháp đề ra trong chương ba sẽ đóng góp thiết thực cho việc khắc phục, hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới tại chi nhánh.

KẾT LUẬN

Ngân hàng Agribank cũng như các NHTM khác đang đứng trước các thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi khắc khe hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn, lành mạnh về tài chính, về năng lực điều hành và quản trị rủi ro. Do đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong ngân hàng đối với các nghiệp vụ nói chung và đối với nghiệp vụ tín dụng nói riêng là một yêu cầu bức thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động và phát triển của một ngân hàng thương mại.

Hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Do đó, để có sự tăng trưởng ổn định cần thiết phải tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, giúp giảm dần việc trích lập dự phòng rủi ro, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn ngân hàng. Do đó, việc đề ra những giải pháp nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Agribank Tân Thành Bình Phước thật sự là mối quan tâm hàng đầu.

Xuất phát từ thực trạng trên, luận văn cố gắng nhận dạng và hệ thống hóa được các loại hình rủi ro tín dụng; phân tích và làm rõ những ưu điểm và tồn tại trong rủi ro tín dụng tại Agribank Tân Thành Bình Phước; vận dụng những cơ sở lý luận và kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong và ngoài nước. Từ đó, đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng mang tính thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Tân Thành Bình Phước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank Tân Thành Bình Phước 2014-2016, Báo cáo tổng kết 2014-2016. 2. Huỳnh Thế Duy và Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Trọng Hoài 2005, Thông tin

bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam, Giáo trình giảng dạy kinh tế

Fullbright tháng 04/2005.

3. Lê Văn Dũng 2007, “Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí ngân hàng số 7, trang 10-20.

4. Lê Văn Hùng 2007, “Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng – nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí ngân hàng số 16, trang 10-15.

5. Nguyễn Đăng Dờn 2010, Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, NXB

Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh

6. Nguyễn Minh Kiều 2009, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Phan Thị Thu Hà 2007, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội

8. Phú Trọng Hiển 2005, “Quản trị rủi ro ngân hàng, cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 23, trang 7-15

9. Trịnh Thị Thanh Huyền 2007, “Để ngân hàng vươn ra biển lớn, điều trị căn bệnh nợ xấu của NHTM”, Tạp chí tài chính số 16, trang 01-07.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân thành bình phước (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)