1 TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG
3.1 .3 Định hướng chiến lược phát triển của Công ty Thực phẩm Hà Nội trong thời gian tới.
Hà Nội trong thời gian tới.
Xác định mục tiêu chiến lược phát triển và định ra bước đi trong từng thời kỳ. Đánh giá khó khăn thuận lợi, tìm ra những biện pháp hữu hiệu có tầm quan trọng đặc biệt, có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một công ty.
Để công việc kinh doanh ngày một hiệu quả hơn, Công ty Thực phẩm Hà Nội đã xây dựng kế hoạch định hướng chiến lược phát triển đến 2005 và một vài năm tiếp theo và mục tiêu của chiến lược của công ty là “tạo sự ổn định vững chắc, trên cơ sở đó phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất một cách toàn diện, đa dạng hoá, mở rộng thị trường kinh doanh thương mại
nội địa kết hợp với kinh doanh xuất, nhập khẩu. Sản xuất đi đôi với các dịch vụ và chuẩn bị tiềm năng về mọi mặt cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.
Từ mục tiêu chiến lược, Công ty đã xác định chuyển Công ty thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên theo quy định hiện hành của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Những định hướng chiến lược cụ thể chính:
* Về công tác cán bộ:
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ chậm nhất năm 2003, sẽ xem xét và thay thế những cán bộ từ tổ trưởng kế toán, Trưởng phó đơn vị đối với những đơn vị không hoàn thành kế hoạch cán bộ chưa đạt tiêu chuẩn, không thực hiện kế hoạch đào tạo lại.
- Tạo lập mối quan hệ tốt giữa Ban lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên và nhân viên.
- Có chính sách quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên, có thưởng cho những nhân viên giúp Công ty ký được các hợp đồng lớn, cho những phát minh sáng chế. Bên cạnh đó, cũng có chế độ phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm nội quy, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
* Về công tác sản xuất kinh doanh dịch vụ:
Mục tiêu đến 2005 đạt mức tổng doanh thu là 200. 000 tỷ đồng, tăng 140% so với năm 2000, tốc độ tăng bình quân/năm từ 2003-2005 là 15-20%. Công ty định hướng phát triển trên 3 mặt: Thương mại- Sản xuất- Dịch vụ.
- Thương mại chiếm 75- 80% tổng doanh thu, trong đó bán buôn chiếm tỷ trọng từ 40-50%. Doanh thu hoạt động siêu thị và cửa hàng tự chọn chiếm 70% doanh thu bán lẻ. Doanh thu XK đạt 200%.
- Dịch vụ chiếm 5 - 10% : đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như : dich vụ khách sạn và cho thuê văn phòng, dịch vụ bảo quản, dịch vụ bao gói sẵn các món ăn, dịch vụ đưa hàng đến tận nhà, bán thông qua điện thoại và Internet, dịch vụ giết mổ lợn, đóng túi các loại thực phẩm tươi sống, rau quả và mã hoá sản phẩm hậu cần cho các siêu thị...
Phấn đấu mua hàng tận gốc, loại bỏ các chi phí trung gian, thực hiện chuyển marketing các giao dịch sang marketing các quan hệ trong thương mại
bán buôn & xuất khẩu, củng cố và phát triến tốt mối quan hệ sẵn có giữa các nhà sản xuất và cung cấp hàng với công ty theo tiếp cận quản trị chiến lược, phát huy vai trò nhà phân phối chính góp phần bình ổn giá cả thị trường ngành thực phẩm ở thủ đô Hà Nội và một số thị trường tỉnh lân cận trong tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải phòng- Quảng ninh.
* Về kinh doanh xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại chuẩn bị cho hội nhập khu vực và quốc tế:
- Tập trung đầu tư phòng trưng bày sản phẩm sản xuất của công ty và các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu tại Trung tâm Thương mại Vân Hồ.
- Trong một năm tham dự ít nhất hai hội chợ nước ngoài.
- Xây dựng và có biện pháp bảo vệ thương hiệu trước khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Phát triển thêm xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm nông sản, đồ gốm, mây tre đan, nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục sản xuất kinh doanh.
- Tiếp cận thị trường nước ngoài bằng nhiều hình thức để tìm kiếm đối tác. Giao dịch qua thư điện tử, fax, xây dựng trang web xúc tiến thương mại để giới thiệu công ty, mặt hàng công ty. Thông qua các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và Thương vụ Việt Nam ở các nước.
3. 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI: