Kế thừa dữ liệu hiện trạng rừng năm 2018 [10], sử dụng phần mềm mapinfo biên tập và thành lập bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm2018 như hình 4.2.
Hình 4.2: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng xã Hƣớng Hiệp năm 2018 Bảng 4.2: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp năm 2018
TT Phân loại rừng Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng 13.332,83 100 A Đất có rừng 9.256,61 69,43 I Rừng tự nhiên 7.562,71 56,72 1 Rừng giàu 343,87 2,58 2 Rừng trung bình 2.792,02 20,94 3 Rừng nghèo 902,97 6,77 2 Rừng phục hồi 3.523,85 26,43 II Rừng trồng 1.693,90 12,70 B Đất chƣa có rừng 4.076,22 30,57 1 Đất có rừng trồng chưa thành rừng 250,18 1,88
2 Đất trống có cây gỗ tái sinh 913,85 6,85
3 Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2.104,26 15,78
4 Đất có cây nông nghiệp 703,27 5,27
Qua bảng 4.2 ta thấy, đất có rừng có diện tích 9.256,61 ha (69,43%) chiếm tỷ lệ lớn và đất chưa có rừng có diện tích 4.076,22 ha (30,57%). Rừng tự nhiên chiếm 56,72%, trong đó chủ yếu là rừng có trữ lượng trung bình với 2.792,02 ha (20,94%), tiếp theo là rừng phục hồi với 3523,85 ha (26,43%), rừng trồng là 1693,90 ha (12,70%), rừng nghèo và rừng giàu chiếm tỷ lệ nhỏ với 6,77% (902,97 ha) và 2,58% (343,87 ha). Với đất chưa có rừng, đất trống không có cây gỗ tái sinh chiếm 2.104,26 ha (15,78%), đất trống có cây gỗ tái sinh là 913,85 ha (6,85%), đất có cây nông nghiệp là 703,27 ha (5,27%), đất có rừng trồng là 250,18 ha (1,88%) và đất khác trong Lâm nghiệp là 104,66 ha (0.78%).
Kết quả trên cho thấy diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn so với rừng trồng, đây là một lợi thế lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cần có chính sách khoanh nuôi và bảo vệ phù hợp với diện tích rừng đang phục hồi, rừng nghèo và đất trống có cây gỗ tái sinh hiện có để có thể bảo tồn và phát triển ba loại rừng này. Ngoài ra, cần có giải pháp với diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh ví dụ trồng rừng và các mục đích khác để phủ xanh đất trống và hạn chế sói mòn đất.