Giải pháp tăng cường năng lực quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại xã hướng hiệp, huyện đakrông, tỉnh quảng trị giai đoạn 2014 2019​ (Trang 64 - 68)

Tăng cường hiệu quả công tác thực thi pháp luật của lực lượng Kiểm lâm, ngăn chặn tận gốc, xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng, khai thác rừng trái phép.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã trong công tác bảo vệ rừng. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng; giữa các chủ rừng, giữa Ủy ban nhân dân các cấp vùng giáp ranh. Tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh, củng cố công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp, đảm bảo chặt chẽ và thống nhất, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả ngày càng cao, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định pháp luật.

Triển khai rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn cho phù hợp thực tế, thực hiện cắm mốc ranh giới các loại rừng ngoài thực địa làm cơ sở để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy chế quản lý của từng loại rừng, gắn rà soát quy hoạch với tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướng bền vững và nâng cao giá trị, hiệu quả nhiều mặt của rừng;

Tăng cường các biện pháp hữu hiệu nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm về quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng lực lượng cộng đồng trong và ven rừng tích cực tham gia công tác bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng;

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Đề tài đã xây dựng bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016, 2018, 2019.

- Tổng diện tích tự nhiên của xã Hướng Hiệp là 14.188,40 ha, trong đó diện tích đất có rừng 9151,27 ha, tỷ lệ độ che phủ đạt 64,5% với 7559,45 ha rừng tự nhiên và 1591,82 ha rừng trồng.

- Qua việc so sánh diễn biến diện tích rừng từ năm 2016 và 2019 ta thấy được diện tích đất có rừng tăng 475,98 ha, bao gồm diện tích rừng tự nhiên giảm 201,36 ha và diện tích rừng trồng tăng 677,34 ha.

- Nguyên nhân làm tăng chất lượng rừng trên địa bàn xã Hướng Hiệp giai đoạn 2016 - 2019 là do hiệu quả từ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, công tác chú trọng đầu tư trồng rừng.

- Nguyên nhân làm giảm diện tích, chất lượng rừng trên địa bàn xã Hướng Hiệp giai đoạn 2016 - 2019 là do: Nguyên nhân trực tiếp (tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép; chỉnh sửa dữ liệu khi có sự sai khác giữa bản đồ hiện trạng rừng và thực tế). Nguyên nhân gián tiếp (tăng dân số, nhận thức của một số người dân còn hạn chế, quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng nhu cầu, đời sống người dân khó khăn không có công ăn việc làm).

- Đề tài đã đề xuất được các giải pháp nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn xã Hướng Hiệp bao gồm: Giải pháp taọ kinh tế cho người dân; Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức; Giải pháp bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; Giải pháp nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng; Giải pháp về cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư, khoa học công nghệ; Giải pháp tăng cường năng lực quản lý.

2. Tồn tại

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên việc đánh giá các nguyên nhân dẫn đến biến động tài nguyên rừng còn hạn chế; Do không có số liệu trước năm 2016 nên chỉ đánh giá giai đoạn 2016 - 2019

Phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ nghiên cứu biến động rừng trong một xã mà chưa có điều kiện mở rộng sang nghiên cứu ở các xã khác của huyện làm cơ sở kết luận và đề xuất cho huyện.

3. Kiến nghị

Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài gắn liền với nhiệm vụ hàng ngày của Kiểm lâm địa bàn vì vậy cần có các trang thiết bị để phục vụ công tác cập nhật các biến động và việc phân tích diễn biến tài nguyên rừng, xác định các nguyên nhân dẫn đến biến động tài nguyên là cơ sở tốt cho việc đề xuất các giải pháp nhằm quản lý rừng bền vững trên địa bàn. Các giải pháp được đề xuất trong đề tài cần được tiếp tục hoàn thiện để áp dụng mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn xã Hướng Hiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bình (chủ biên) (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Chương: Công tác điều tra rừng ở Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Chương

trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Hà Nội.

2. Trần Quang Bảo, Nguyễn Văn Thị, Phạm Văn Duẩn (2014). “Ứng dụng

GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Quang Bảo, Chu Ngọc Thuấn, Nguyễn Huy Hoàng (2012). GIS và

Viễn thám. Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội.

4. Chu Thị Bình (1999), Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác

xây dựng bản đồ, Chuyên đề tiến sỹ kỹ thuật, trường Đại học Mỏ địa chất, Hà Nội.

5. Chu Thị Bình (2010), Bài giảng GIS, Bộ môn Quản lý đất đai, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

6. Trần Quang Bảo, Chu Ngọc Thuấn, Nguyễn Huy Hoàng (2013), GIS và

Viễn thám, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Chi cục thống kê huyện Đakrông (2019), Niên giám thống kê huyện Đakrông năm 2018.

8. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Giáo trình điều tra rừng.

9. Trần Thu Hà và các cộng sự (2016), Ứng dụng GIS và viễn thám trong

giám sát biến động diện tích rừng huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005 - 2015, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, (số 4-

2016), tr. 59 – 69.

10. Hạt Kiểm lâm Đakrông, Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị: Bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016, 2018; số liệu diễn biến rừng năm 2016, 2018.

11. Kiểm lâm địa bàn xã Hướng Hiệp: Báo cáo tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng năm 2016, 2018, 2019 xã

Hướng Hiệp.

12. Phùng Văn Khoa (2013), Ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên và môi trường lưu vực, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017.

14. Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lâm nghiệp.

15. Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

16. Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 quy định theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.

17. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội

18. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm

hệ sinh thái, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

19. Ủy ban nhân dân xã Hướng Hiệp, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện

kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An Ninh năm 2016, 2017, 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại xã hướng hiệp, huyện đakrông, tỉnh quảng trị giai đoạn 2014 2019​ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)