phần:
* Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán:
Tại Việt Nam, các NHTM được phép kinh doanh chứng khoán dưới hình thức thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết14. Mua bán chứng khoán là một trong các nghiệp vụ NHTM được phép tiến hành trên thị trường chứng khoán bên cạnh các nghiệp vụ: môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn, đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán, quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán,…Ở hoạt động này, ngân hàng giữ vị thế là các nhà đầu tư chịu rủi ro nắm giữ chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Theo các quy định tại Việt Nam, trên BCTC của các NHTM, các chứng khoán mua bán này được phân loại thành: chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán15:
+ Chứng khoán kinh doanh là những chứng khoán nợ, chứng khoán vốn và chứng khoán khác được NHTM mua hẳn và dự định bán ra trong thời gian ngắn nhằm mục đích thu lợi từ việc hưởng chênh lệch giá.
+ Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là chứng khoán nợ được mua hẳn nhằm đầu tư hưởng lãi suất và NHTM có ý định và có khả năng giữ các chứng khoán này đến ngày đáo hạn.
+ Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán là chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn không thuộc loại mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào thấy có lợi đồng thời ngân hàng không phải là cổ đông sáng lập, không có khả năng chi phối vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhận đầu tư.
Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán của ngân hàng biến động tùy vào tầm nhìn, khả năng kinh doanh của chính NHTM đó và đặc biệt chịu ảnh hưởng lớn từ
14Theo điểm a khoản 2 điều 103 Luật các TCTD số 47/2010/QH12.
15Theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN và Công văn số 7459/NHNN-KTTC Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán.
những biến động trên thị trường chứng khoán, nhất là trên các thị trường còn non trẻ như ở Việt Nam.
* Thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần:
Theo quy định tại Luật các TCTD, góp vốn, mua cổ phần là việc góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác, bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của TCTD, góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thác vốn cho các TCTD khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên16. Như vậy, khác với hoạt động mua bán chứng khoán, ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá đối với các loại chứng khoán và từ lãi suất của chứng khoán nợ thì ở hoạt động góp vốn, mua cổ phần, ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận từ cổ tức của chứng khoán vốn và lãi từ góp vốn vào các doanh nghiệp thông qua việc tham gia sáng lập, điều hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đó. Vì tính chất rủi ro của hoạt động kinh doanh này, NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần, không được phép sử dụng nguồn vốn huy động được từ các thành phần khác trong nền kinh tế17. Đối với hoạt động này, Nhà nước có các quy định về lĩnh vực mà NHTM được tham gia góp vốn, mua cổ phần đồng thời phải thông qua sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN.
2.2.2.4. Thu nhập từ hoạt động khác
Thu nhập từ hoạt động khác là thu nhập sau khi trừ đi chi phí từ các hoạt động: xử lý nợ xấu, mua bán nợ, thanh lý tài sản, từ công cụ phái sinh khác,…Đây chủ yếu là các nguồn thu mang tính bất thường của ngân hàng tùy vào các sự kiện kinh doanh diễn ra trong năm, trong đó thu từ xử lý nợ xấu thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, vì mục tiêu của tác giả là đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi - một nguồn thu nhập trong hoạt động kinh doanh thường xuyên và liên tục, có định hướng chủ động phát triển trong tổng thể hoạt động kinh doanh của NHTM, do đó, không đi sâu phân tích thu nhập khác để đánh giá tác động đến khả năng sinh lời.
16Theo điểm 24 điều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12. 17Theo khoản 1, điều 103 Luật các TCTD số 47/2010/QH12.