Vận dụng những nội dung tích cực của học thuyết trong xây dựng

Một phần của tài liệu Học thuyết Kiêm Ái (Trang 32 - 39)

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ việc nghiên cứu tư tưởng của học thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử, chúng ta có thể vận dụng một số hạt nhân hợp lý vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay theo những nội dung sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững hòa bình thế giới

Tư tưởng "kiêm ái" của Mặc Tử đã đi tới phản đối chiến tranh xâm lược giữa các quốc gia với nhau. Theo ông "giết một người thì cho là bất nghĩa phải chịu tử tội. Cứ đó mà suy, giết mười người thì bất nghĩa nặng gấp mười, tất phải chịu mười tử tội. những việc đó bậc quân tử trong thiên hạ đều biết là quấy mà chê là bất nghĩa. Nay cái việc đại bất nghĩa là đánh nước người thì không biết là quấy, lại khen, quả thực không biết là bất nghĩa mới ghi công trạng về sau". Tuy nhiên cái độc đáo của ông là ở chỗ vẫn thừa nhận chiến tranh tự vệ. Mặc Tử chỉ rõ cần phải "tích lương thực, rèn vũ khí, đắp thành cao, dựng lũy chắc" để bảo vệ quyền độc lập của dân tộc mình. Bởi vì, trên thực tế lúc này nguy cơ chiến tranh vẫn chưa được loại bỏ trong ý chí của một số kẻ ham muốn quyền lực.

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đang còn tồn tại các nước đế quốc xâm lược thì tư tưởng về việc đòi hỏi cần phải tăng cường luyện tập quân sự để đề phòng những bất trắc xảy ra do sự xâm lược của các nước bên ngoài là một điều hết sức cần thiết. Việt Nam là một nước yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh nhưng chúng ta không thể không có những biện pháp phòng bị trong tình cảnh thế giới bất ổn như hiện nay. Vì nếu chúng ta lơi là cảnh giác thì nguy cơ mất độc lập của dân tộc sẽ tăng cao.

“Phi công” của Mặc Tử là một ý kiến rất hay về chiến tranh tự vệ. Ai trong chúng ta cũng biết rằng nói tới chiến tranh là nói tới mất mát, đau thương, chết chóc, nhưng có một bộ phận người trên thế giới lại bình thản trước những điều đó, vì nhờ có chiến tranh họ mới thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ như nước Mỹ chẳng hạn. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, Mỹ đã thu được bộn tiền thông qua việc bán súng cho các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam đã tiến hành việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên khi đủ 18 tuổi. Đây là điều minh chứng rõ ràng nhất cho việc tự phòng vệ của dân tộc ta. Khi chiến tranh nổ ra thì chúng ta đã có sẵn một lực lượng phòng bị

kịp thời để có thể giữ vững toàn vẹn lãnh thổ của mình, có sức chống trả lại với kẻ thù xâm lược, để nhằm đảm bảo cho người dân được sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mọi người có điều kiện để phát triển toàn diện.

Thứ hai, Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đảm bảo công tác quản lý, thu hút nhân tài

“Thượng hiền” là trọng dụng người tài vào công việc của quốc gia. Đây là tư tưởng đáng quý, cho thấy ông là người biết nhìn xa, trông rộng. Mặc Tử đã nhận thấy rằng một đất nước sẽ phát triển về mọi mặt nếu nó được xây dựng dựa trên sự đóng góp công sức của những thành viên có trí tuệ, năng động, sáng tạo. v  nh n th c c a cán b , công h c còn y u kém.ề ậ ứ ủ ộ ứ ế

Việt Nam chúng ta hiện nay, cũng trên tinh thần "cầu hiền tài" ấy đã thực hiện nhiều chính sách để thu hút nhân tài tham gia vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc làm này cho thấy chúng ta đã có một bước tiến mới trong nhận thức. Nếu như trước kia do chưa nhận thức rõ vấn đề này Đảng và nhà nước ta đã quá câu nệ vào hình thức, điều này dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” trong một thời gian khá dài. Người có tài thấy mình không được trọng dụng, đời sống của họ thì khó khăn, khổ cực, cho nên nhiều người đã đi sang các nước phương Tây làm việc. Vì ở đó họ có cơ hội thể hiện tài năng của mình, được đảm bảo về đời sống vật chất và đời sống tinh thần và như vậy là Việt Nam đã mất đi rất nhiều người tài giỏi.

Hiện nay trong các cơ quan lãnh đạo vẫn còn tồn tại kiểu cơ chế “cha truyền con nối”, “con ông, cháu cha” trong việc giao địa vị, chức vụ lãnh đạo, quyền hành xử lý công việc. Một anh dù năng lực kém, đạo đức không tốt nhưng là con ông này bà nọ thì vẫn được trọng dụng và giữ vị trí cao trong bộ máy tổ chức. Điều này góp một phần không nhỏ vào việc làm cho xã hội không phát triển lên được. Như vậy, cho thấy để đẩy mạnh việc phát huy tài năng, trí tuệ của con người thì cần phải có được cơ chế quản lý mới mà ở đó người tài được coi trọng, xóa bỏ được tình trạng trên và việc làm này muốn thành công phải nhờ sự

giúp sức của toàn xã hội.

Thứ ba, nhà nước có những chính sách chăm lo và ổn định đời sống nhân dân; tăng cường tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.

Đề cao lòng nhân ái là tư tưởng được nhà nước và nhân dân ta tiếp thu trong công cuộc phát triển đất nước. Tất cả người dân hăng hái góp sức mình vào các phong trào có ý nghĩa sâu sắc như “Uống nước nhớ nguồn”, “Xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa”, “Áo lụa tặng bà”, “Trái tim cho em”, “Một thế giới, một trái tim”, “Gây quỹ vì người nghèo”, “Hiến máu nhân đạo”, “Vì nạn nhân ảnh hưởng chất độc màu da cam” … Các phong trào này đã đạt được những kết quả khả quan. Theo nó, hàng vạn thân nhân của liệt sĩ được đỡ đầu, đồng bào bị bão lụt được cứu trợ để xây dựng lại đời sống mới sau thiên tai, các em nhỏ được chữa bệnh, người già được chăm nom, người nghèo có cơ hội được thoát nghèo …

Một điều đáng quý nữa là, lòng nhân ái của dân tộc ta ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó đã vượt ra ngoài biên giới, đến với các nước trong khu vực và quốc tế. Chúng ta đã gửi nhiều chuyến hàng cứu trợ tới các nước bạn gặp khó khăn. Đặc biệt là gần đây lòng nhân ái của nhân dân ta đã được thể hiện bằng nghĩa cử rất cao đẹp trong việc ủng hộ tiền của cho người dân các nước bị động đất, sóng thần tàn phá ở châu Á như Nhật Bản …

Khi bàn về “kiêm ái”, Mặc Tử đã nhấn mạnh đến yếu tố lợi ích. Trong đó, theo ông “kiêm ái là vì lợi”. Đây là một nhận xét đúng đắn, tuy nhiên lợi ở đây không phải là lợi ích cá nhân mà là lợi ích tập thể.

Ngày nay, chúng ta đã nhận thấy rõ hơn vai trò của lợi ích trong việc xây dựng nền kinh tế mới thúc đẩy xã hội phát triển. Đảng ta hiểu rõ: “Lợi ích là mặt tất yếu khách quan không thể thiếu được trong đời sống của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội. Nó là phương thức để thực hiện các nhu cầu của xã hội của xã hội và của cá nhân, là động lực trực tiếp và quyết định nhất để tạo nên sự phát triển của mỗi xã hội và của mỗi cá nhân, là đòn bẩy kích thích mạnh mẽ xu hướng, hứng

thú và năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, dù trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cơ chế mới đang tạo ra những cơ hội và điều kiện cho việc thực hiện các quan hệ lợi ích trong đời sống con người”.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang từng bước giải phóng mọi năng lực sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cơ bản của sự phát triển xã hội, thì vấn đề tính khách quan của lợi ích càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Xét trên nhiều mặt, thì sự khẳng định hiệu quả kinh tế là đồng nghĩa với quan hệ lợi ích con người. Vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến một sự thừa nhận rằng, lợi ích cá nhân mang ý nghĩa tự thân chứ không phải là sự áp đặt từ bên ngoài. Thái độ xem lợi ích cá nhân như một biểu hiện xa lạ với đạo đức và lối sống truyền thống, thực chất là một thứ “chủ nghĩa khổ hạnh” mới mà chúng ta không bao giờ thừa nhận. Lợi ích cá nhân càng được thể hiện một cách khách quan và chính đáng, thì xã hội càng có điều kiện để phát triển, càng đạt tới sự hài hòa và cân bằng trong mối quan hệ cá nhân - xã hội.

Ngày nay chúng ta thấy rằng mọi chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật và việc làm của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban ra đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhau giữa các bộ phận trong cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cơ sở địa phương, làng xã. Và điều đó làm cho nó đi sâu vào thực tiễn và được mọi người dân tiếp thu và thực hiện nhanh chóng hơn. Xã hội chỉ phát triển được khi mà mọi thành viên cùng đồng lòng hợp tác vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Vì thương người, muốn làm lợi cho người nên Mặc Tử đã đòi hỏi phải "tiết táng". Tư tưởng này ngày nay cũng được chúng ta tiếp thu triệt để, nó không chỉ diễn ra trong việc ma chay mà cả cưới xin nữa. Nó thể hiện ở việc người dân hiểu rõ hơn về việc tiến hành ma chay, cưới hỏi cho phù hợp với gia cảnh và không còn những thủ tục lạc hậu như lễ giáo phong kiến quy định nữa. Tuy nhiên ở một số tỉnh thành trên cả nước vẫn đang còn duy trì những thủ tục ma chay, cưới hỏi phức tạp như tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều này gây ảnh hưởng

không tốt đối với xu hướng đạo đức mới của dân tộc. Vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp phù hợp để thực hiện tốt việc tiết kiệm, chống lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc cho người dân trong xã hội.

KẾT LUẬN

Mặc Tử là một nhà triết học lớn trong xã hội Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Với những gì đã xây dựng nên, ông mang tới một cái nhìn mới mẻ về xã hội với các phạm trù mang dấu ấn riêng của mình như: “Phi công”, “Thượng đồng”, “Thượng hiền”, “Tiết dụng”, “Phi nhạc”, “Tiết táng” và đặc biệt là học thuyết “Kiêm ái”.

Với quan điểm “Kiêm ái” là yêu thương tất cả mọi người không phân biệt sang hèn, thân cận thì đây quả thật là một tư tưởng tiến bộ của ông trong thời kỳ này, khi mà xã hội dưới sự gò bó của chế độ cũ của bọn quý tộc thị tộc còn coi trọng người sang, yêu thương người thân. Tuy nhiên, khi chỉ ra “Kiêm ái là nhân

nghĩa”, là bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội, nó khác hẳn với “Biệt” là chia rẽ chúng ta vẫn nhận thấy ở đây chỉ là sự bình đẳng về nhận thức, còn bản chất nó là một thứ quan niệm bất bình đẳng, tức là vẫn còn tồn tại trong nó sự phân biệt giàu sang, nghèo hèn.

Nghiên cứu tư tưởng của Mặc Tử về “Kiêm ái” trong giai đoạn này giúp cho chúng ta có thêm được một cách nhìn khác trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đại, vì dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Thích (bản dịch Huỳnh Minh Đức) (1969), Trung Quốc triết

học sử, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn.

2. https://123docz.net/document/3524954-tu-tuong- triet-hoc-mac-gia-va-gia-tri-cua-no-doi-voi-xa-hoi-ngay-nay.htm

3. Lã Trấn Vũ (phiên dịch Trần Văn Tấn) (1964), Lịch sử tư tưởng

chính trị Trung Quốc, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

4. Ngô Vinh Chính, Vương Miện Quý (chủ biên - 1994), Đại cương

lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

5. Phan Bội Châu (1991), Toàn tập, tập 10, Nxb. Thuận Hóa, Huế

6. PTS. Doãn Chính, PTS. Trương Văn Chung, PTS .Vũ Tình, PTS. Nguyễn Thế Nghĩa (2003), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

7. PGS. TS. Doãn Chính (chủ biên), PGS. TS. Trương Văn Chung, PGS. TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS. TS. Vũ Tình (2004), Đại cương lịch sử triết

học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. PGS. TS. Doãn Chính (2009), Từ điển triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.

Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021

10. Võ Văn Thắng (2006), “Nhân ái - Một giá trị văn hóa truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”, Tạp

chí Triết học, (7).

11. Vũ Văn Gầu (2003), “Kiêm ái nhân sinh - triết lý độc đáo của Mặc Tử”, Tạp chí Triết học, (5).

Một phần của tài liệu Học thuyết Kiêm Ái (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w