Dịch vụ khai thuê Hảiquan

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp ”HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO PHƯƠNG THỨC FCL/FCL Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI MIỀN TRUNG (VINATRANS ĐÀ NẴNG)” pps (Trang 44 - 46)

Khai báo Hải quan là một công đoạn trong quá trình làm thủ tục cho hàng hoá XNK, tuỳ thuộc vào chủ hàng mà Công ty có thực hiện việc khai thuê hải

quan hay không. Thông thường thì chủ hàng giao cho Công ty làm trọn gói các

dịch vụ, nhưng cũng có trường hợp chủ hàng muốn tự mình khai báo thủ tục Hải

quan thì Công ty chỉ thực hiện các công việc còn lại.

Việc khai thuê Hải quan được thực hiện một cách chặt chẽ. Tuy người khai

thuê Hải quan được uỷ quyền hoặc có giấy giới thiệu đúng dưới danh nghĩa là một

doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh XNK, nhưng nếu người khai thuê không có giấy chứng nhận công nhận có đủ chức năng, trách nhiệm và thẩm quyền do Tổng

cục Hải quan cấp thì người khai thuê Hải quan cũng không được phép thực hiện

việc khai báo thủ tục Hải quan.

Thủ tục Hải quan được tiến hành qua các bước sau:

1) Điền vào tờ khai Hải quan theo mẫu. Hoàn thành bộ chứng từ và tính thuế cho hàng NK.

3) Hải quan kiểm tra bộ hồ sơ và ra thông báo thuế (8 tiếng đồng hồ)

4) Hải quan kiểm tra đối chiếu hàng hoá thực tế với khai báo.

5) Thông quan cho hàng nhập khẩu (trong vòng 2 ngày nếu kiểm tra toàn bộ) hoặc trong vòng 1 ngày nếu kiểm tra đại diện).

Tờ khai Hải quan là chứng từ có tính chất pháp lý. Nó là cơ sở để xác định

trách nhiệm của người khai trước pháp luật về lời khai của mình, là cơ sở để Hải

quan kiểm tra, đối chiếu giữa khai báo với thực tế về tên hàng, phẩm cấp hàng, số

lượng, trọng lượng hàng... để từ đó xác định hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế hay được miễn thuế, đồng thời nó cũng là cơ sở để Hải quan giám sát khi hàng nhập khẩu qua biên giới.

Trong tờ khai Hải quan , Công ty ghi rõ đầy đủ mọi chi tiết liên quan đến lô

hàng NK, gồm 38 mục, trong đó 29 mục ở mặt trước và 9 mục ở mặt sau. Người

khai thuê Hải quan (Công ty) phải điền vào 27 mục ở mặt trước, mục 25, 29 và 9 mục ở mặt sau do Hải quan ghi, Hải quan chỉ tiếp nhận đăng ký cho bộ hồ sơ Hải quan sau khi đã đối chiếu xác nhận việc khai báo là hợp lệ và đầy đủ các chứng từ

kèm theo (phù hợp với từng loại hình NK).

Đối với hàng hoá NK, bộ hồ sơ gồm có:

- Tờ khai hải quan hàng NK (2 tờ)

- Bản kê chi tiết hàng hoá (2 tờ gồm :1 gốc + 1 bản sao)

- Hoá đơn (1 tờ gốc)

- Hợp đồng mua bán ngoại thương (1 bản sao)

- Vận đơn (1 bản sao)

- Giấy chứng nhận xuất xứ (bản gốc), (chỉ cần cho những loại hàng

được tính thuế suất ưu đãi)

- Giấy phép XNK (chỉ cần cho những loại hàng hoá có hạn ngạch

và chịu sự quản lý của Bộ chuyên ngành)

- Giấy chứng nhận đăng ký kiểm tra của cơ quan chuyên ngành

(nếu có), ví dụ: văn hoá phẩm đã qua Sở văn hoá thông tin.

- Giấy phép ngành nghề kinh doanh.

Nếu một lô hàng NK có từ 4 mặt hàng trở lên thì cán bộ lập chứng từ của

Công ty phải lập thêm phụ lục tờ khai, đóng dấu giáp lai với bản chính.

Khi cán bộ của Công ty xuất trình bộ hồ sơ Hải quan, công chức Hải quan

kiểm tra đối chiếu hàng hoá thực hiện đúng với thời gian như người khai đã đăng

ký kiểm tra. Việc kiểm tra hàng hoá chỉ được tiến hành sau khi lô hàng NK đã

được đăng ký vào tờ khai trên cơ sở đã đăng ký bộ hồ sơ hợp lệ, tuyệt đối không được kiểm hoá hàng hoá xong rồi mới đăng ký tờ khai. Chỉ được kiểm tra lô hàng

ở cửa khẩu hoặc địa điểm ngoài khu vực cửa khẩu đã được Hải quan qui định

nhằm giám sát an toàn cho lô hàng. Trong quá trình làm thủ tục Hải quan, nếu do

lỗi vô ý dẫn đến các công văn giấy tờ bị sai (số seal, số Container bị viết nhầm),

gặp trường hợp này, cán bộ của Công ty không tự ý sửa chữa mà phải lập tức

thông báo cho Hãng tàu để họ tiến hành kiểm tra số seal, số Container đúng thực

tế và làm công văn cam kết sai số seal, số Cont’ gửi đến cơ quan Hải quan. Khi có công văn này Hải quan sẽ giải quyết theo luật định.

Sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan, công chức Hải quan sẽ đóng dấu”đã hoàn thành thủ tục Hải quan” vào tờ khai Hải quan hàng NK và cán bộ của Công ty sẽ nộp lệ phí Hải quan.

Nếu như hàng hoá được kiểm hoá ở khu vực ngoài cửa khẩu theo sự cho

phép của Hải quan, thì cơ quan Hải quan sẽ giao cho cán bộ của Công ty bộ hồ sơ

Hải quan và thông báo thuế để cán bộ Công ty xuất trình cho Hải quan giám sát

cửa khẩu cho kiểm hoá và thông quan cho hàng hoá đúng như trong tờ khai.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp ”HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO PHƯƠNG THỨC FCL/FCL Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI MIỀN TRUNG (VINATRANS ĐÀ NẴNG)” pps (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)