Nguyên nhân từ các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 79)

Kinh tế- Chính trị

Từ năm 2013 đến năm 2017, trong bối cảnh kinh tế quốc tế và kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu khởi sắc tích cực: GDP tăng trưởng cao, thu hút đầu tư lớn, lạm phát thấp, thị trường tài chính ổn định, thị trường bảo hiểm đã duy trì được mức tăng trưởng cao phát triển ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam có cơ hội tăng trưởng, tăng

nguồn thu cho các ngân hàng bên cạnh những nguồn thu truyền thống (Phùng Ngọc

Khánh 2018b).

Tuy nhiên, bên cạnh đó nền kinh tế chính trị cũng có những ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại. Nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự ổn định; thảm họa, thiên tai xảy ra với tần suất ngày càng lớn; rủi ro bảo hiểm diễn ra nhiều, khó lường, số lượng ngày càng tăng... gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Những thay đổi của cuộc Cách mạng 4.0 và xu thế hội nhập sâu rộng của kinh tế toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng phải nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính (Phùng Ngọc Khánh 2018a).

Luật pháp

Hành lang pháp lý làm cơ sở cho mô hình kênh phân phối này còn nằm rải rác

ở nhiều luật và văn bản dưới luật khác nhau, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện chưa có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng và có tính đặc thù dành cho

kênh phân phối này. Việc chưa xác định bancassurance là xu thế tất yếu của hội

nhập và phát triển thị trường tài chính, cũng như chưa phân biệt sự khác biệt của bancassurance với các kênh phân phối khác nên các chủ thể tham gia mô hình này vẫn gặp phải những rào cản nhất định về sở hữu vốn, tiêu chuẩn nhân sự, cơ chế tài chính vận hành...

Các đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng tại

tiềm năng thị trường lớn cùng với sự mạnh tay từ các công ty bảo hiểm,

Bancassurance gặp phải cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước (Hà

Đông 2017).

Theo đó, số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia phát triển

dịch vụ Bancassurance gia tăng, khiến cho thị phần mỗi ngân hàng bị chia sẻ. Muốn

giành được thị phần, các ngân hàng cần phải sự đầu tư nhất định và có bước tiến

nhanh, mạnh trong việc phát triển dịch vụ Bancassurance.

Khách hàng.

Về phía khách hàng, phần lớn khách hàng còn chưa biết đến loại hình hợp tác

này và vẫn có thói quen nhờ đại lý tư vấn và mua sản phẩm trực tiếp từ kênh phân

phối truyền thống này. Ngoài ra, số lượng khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng

hoặc chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng cũng là một lý do đem lại

hạn chế cho việc phát triển dịch vụ Bancassurance.

Bên cạnh đó, mức độ nhận biết sản phẩm, dịch vụ Bancassurance của khách

hàng chưa cao do tập quán tham gia bảo hiểm mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam,

phần đông dân chúng chưa hiểu rõ về bảo hiểm, còn e ngại tham gia các hợp đồng

bảo hiểm dài hạn, các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn gây nhiều sai

lệch về bảo hiểm … trong khi đó cơ sở vật chất của ngân hàng còn rất hạn chế,

không thể bố trí một vị trí riêng, thích hợp tại ngân hàng để nhân viên bảo hiểm

hoạt động thường trực để tiếp xúc với những khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung cốt lõi của chương 3 là phân tích thực trạng phát triển dịch vụ

Bancassurance tại một số ngân hàng thương mại lớn, bao gồm ngân hàng Agribank,

BIDV, Vietcombank và Vietinbank về doanh thu, thị phần, hoa hồng bảo hiểm, số

lượng chủng loại sản phẩm và mạng lưới hoạt động trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.

Dựa trên kết quả phân tích, học viên đã tổng hợp lại những kết quả đạt được,

những điểm tồn tại hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế để tìm những giải pháp

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM

QUA NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM.

Trong chương 4, học viên đề xuất các nhóm giải pháp nhằm khác phục những

tồn tại trong việc phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam được đề cập trong chương 3. Bên cạnh các giải pháp được đề ra theo từng

nhân tố tác động đến việc phát triển dịch vụ Bancassurace, học viên cũng nêu lên

những kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước liên quan.

4.1. Định hướng phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)