Hệ động vật, thực vật và phân bố của các loài quý hiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và phân bố các loài bò sát (reptilia) tại khu bảo tồn đồng sơn kỳ thượng huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh​ (Trang 32 - 35)

Tài nguyên thực vật rừng

Theo điều tra ban đầu hệ thực vật khu bảo tồn bao gồm 4 yếu tố: thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc, thực vật di cư India - Myanma, thực vật quý hiếm và thực vật đặc hữu của vùng.

Trên cơ sở số liệu điều tra và kế thừa trước đây, KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng có 546 loài, thuộc 332 chi của 97 họ, trong 2 ngành thực vật.

Bảng 3.2. Thành phần thực vật khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng Ngành thực vật Số họ TV Số chi TV Số loài TV

Ngành Thông (Pinophyta) 3 5 8

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 94 327 538

Tổng cộng: 97 332 546

Trong ngành Ngọc lan chia ra:

Hai lá mầm (Magnoliopsida) 92 324 533

Một lá mầm (Liliopsida) 2 3 5

Ta nhận thấy: Thực vật thân gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng khá phong phú về số loài, đặc biệt có các loài đặc trưng nhất của khu Đông Bắc như Táu mật, Gụ Lau, Sao Hòn Gai, Dẻ Cuống, Dẻ gai thô, Sồi quả lông…đều có mặt ở đây.

Thực vật thân thảo:

Năm 2011 Chi cục kiểm lâm tỉnh và khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã phối hợp với chuyên gia trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng tiến hành điều tra sự đa dạng các loài thực vật thân thảo kết quả như sau:

Bảng 3.3. Thành phần thực vật thân thảo KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng Ngành thực vật Số họ TV Số chi TV Số loài TV Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2 9 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 27 60 94 Hạt kín (Magnoliophyta) - Lớp ngọc lan (Magnoliopsida) 61 190 311 - Lớp hành (Liliopsida) 28 127 203 Tổng cộng: 119 380 617

Tài nguyên động vật rừng

Khu hệ động vật trong Khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng tuy đã chịu sức ép nặng nề từ hoạt động săn bắn của người dân địa phương nhưng vẫn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, đặc biệt là các loài quý hiếm như Báo hoa mai, Nai, Gấu, ... Tuy nhiên, kích thước quần thể của các loài đều nhỏ hơn nhiều so với thời điểm cách đây khoảng 10 năm. Nhiều loài hiện chỉ còn một vài cá thể sinh sống trong Khu bảo tồnĐồng Sơn - Kỳ Thượng. Hiện trạng khu hệ động vật của khu bảo tồn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4. Thống kê các lớp động vật KTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng (nguồn KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng) Lớp động vật Số bộ Số họ Số loài Thú (Mammalia) 5 18 56 Chim (Aves) 15 40 135 Ếch nhái (Amphibia) 2 5 22 Bò sát (Reptilia) 2 11 33 Tổng cộng 24 74 245

Qua quá trình phỏng vấn kết hợp điều tra thực địa, nhóm điều tra thực hiện dự án VCF đã ghi nhận sự có mặt của 56 loài thú đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong số đó có 16 loài nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).

- 135 loài chim đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong số đó có 12 loài nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).

- 31 loài bò sát đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong đó có 8 loài nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).

- 22 loài Ếch nhái đã được ghi nhận trong cuộc điều tra.

- Một số loài Hổ, loài Vượn đen và Voọc má trắng, Voọc Bạc từng được ghi nhận là đã từng có mặt ở KBT (đề án xây dựng KBT).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và phân bố các loài bò sát (reptilia) tại khu bảo tồn đồng sơn kỳ thượng huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh​ (Trang 32 - 35)