Giải pháp cho công tác bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và phân bố các loài bò sát (reptilia) tại khu bảo tồn đồng sơn kỳ thượng huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh​ (Trang 61 - 64)

4.4.2.1. ân cao n ận t c về côn t c bảo tồn

Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền địa phương thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với KBT Đồng Sơn - Kỳ Thượng, cần chú trọng các đối tượng sau:

+ Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trên núi đất. Đây là những hệ sinh thái đặc trưng của KBT Đồng Sơn - Kỳ Thượng mà không phải khu bảo tồn nào cũng có được. Những hệ sinh thái này rất nhạy cảm với những tác động tiêu cực, khi bị biến đổi do nguyên nhân nào đó (tự nhiên, con người) rất khó và rất lâu mới có thể khôi phục lại như ban đầu.

+ Bảo tồn cảnh quan du lịch trong đó có thác Khe Dìa. Nhằm mục tiêu gìn giữ vẻ đẹp vốn có của KBT Đồng Sơn - Kỳ Thượng, đồng thời phục vụ phát triển du lịch sinh thái, với phương châm: Bảo tồn để phát triển du lịch và phát triển du lịch để bảo tồn tốt hơn.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về vai trò quan trọng của tài nguyên Bò sát đối với hệ sinh thái tự nhiên. Chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, bảo vệ và mở rộng môi trường sống tự nhiên, đến can thiệp gia tăng số lượng cá thể, quần thể thông qua nhân giống, nuôi trồng bán hoang dã các loài Bò sát có giá trị kinh tế cao như các loài Kỳ đà, Rùa, Rắn hổ mang chúa...làm giảm tác động đối với tự nhiên.

+ Ngoài ra cần bảo tồn tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên nhân văn, nâng cao tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen.

+ Tổ chức nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho các cán bộ KBT và cán bộ địa phương cấp xã, ngăn chặn việc sử dụng sung điện đánh bắt trong KBT.

Đối với người dân cần tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường,... Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nòng cốt có sự tham gia của cộng đồng. Để làm được điều này cần thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, panô, áp phích, phim ảnh...

4.4. . . Tăn cườn p ổ b ến t ể c ế p p luật c o c n đồn

Tổ chức các buổi họp tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng, thực hành tập huấn cách phòng cháy chữa cháy hàng năm là dịp quan trọng để phổ biến Quy

chế quản lý và tổ chức hoạt động của KBT Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, luật Đa dạng sinh học, luật Bảo vệ môi trường.

Vận động các thôn, bản xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với bản, làng, chính quyền địa phương (Ban lâm nghiệp xã, tổ bảo vệ rừng) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng nhằm chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Thi hành luật pháp nghiêm túc trong công tác bảo tồn, xử lý nghiêm các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy; khai thác trái phép tài nguyên rừng đặc biệt khai thác gỗ Sao Hòn Gai, săn bắt động vật hoang dã.

4.4. .3. ân cao đờ sốn c n đồn v c a sẻ lợ íc

Phối hợp với các chương trình phát triển nông thôn mới để xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng và kêu gọi đầu tư xây dựng các làng sinh thái điển hình vùng đệm, góp phần giảm thiểu tác động vào rừng.

Khôi phục các nghề truyền thống như: Dệt thổ cẩm, thuốc nam... Giao khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, thu hút người dân vào các hoạt động bảo tồn.

4.4. .4. Xâ dựn cơ sở ạ tần p ục vụ côn t c bảo tồn

Đẩy nhanh xây dựng khu hành chính mới trước năm 2016, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành bảo tồn phát triển rừng bền vững KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng đến năm 2020.

Hoàn thiện hệ thống giao thông phục vụ đi lại, tuần tra, giám sát, phòng cháy chữa cháy rừng.

Nhanh chóng xây lại, cải tạo trạm Kiểm lâm, chòi canh lửa, công trình phòng chống sâu bệnh hại.

Sớm cải tạo, nâng cấp khu bảo tồn thực vật, khu nuôi nhốt động vật bán hoang dã vừa phục vụ bảo tồn vừa nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc để tuần tra, kiểm soát, thu thập số liệu... phục vụ công tác bảo tồn như: Ô tô, xe máy, GPS, máy tính, máy ảnh...

Tiến độ xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng trước năm 2015 để sớm đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ công tác bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và phân bố các loài bò sát (reptilia) tại khu bảo tồn đồng sơn kỳ thượng huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh​ (Trang 61 - 64)