Cơ chế thích ứng, kết hợp kiếm ăn giữa các loài chim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của quần xã chim hoang dã với tính không đồng nhất của sinh cảnh tại khu vực thị trấn xuân mai​ (Trang 35 - 37)

Kết cấu tập đoàn kiếm ăn của chim chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi tài nguyên không gian và mức độ phát hiện thức ăn (Jing et al, 2007; Paszkowski &Tonn, 2006). Tại khu vực thị trấn Xuân Mai, bởi sinh cảnh và chất nền kiếm ăn của chim không đồng nhất, khiến cho các tập đoàn chim đã phân hưởng không gian kiếm ăn và tài nguyên thức ăn; đầu tiên chỉnh thể quần xã chim có thể phân thành 6 tập đoàn kiếm ăn; tiếp theo trong nội bộ các tập đoàn lại có thể phân chia tiếp thành các tập đoàn phụ, tiến thêm một bước để phân hưởng không gian kiếm ăn và tài nguyên thức ăn (Hình 4.1). Sự phân cách sinh cảnh và chất nền kiếm ăn giữa các tập đoàn, đã dẫn đến sự sai khác khá lớn về nhu cầu sinh thái giữa các loài chim thuộc các tập đoàn khác nhau; các loài chim trong cùng tập đoàn kiếm ăn, sinh cảnh và chất nền kiếm ăn của chúng là tương tự, mức độ trùng lặp ổ sinh thái cũng khá cao, mà khả năng chúng thành loài cạnh tranh của nhau. Để các loài có tính cạnh tranh vẫn có thể kết hợp cùng kiếm ăn, thì việc đa dạng hóa nguồn thức ăn có thể lợi dụng là một cơ chế thích ứng kiếm ăn quan trọng. Phương thức vận động khi lấy ăn và phương thức lấy ăn được cho là đối sách thích ứng để các loài chim nước phát hiện và lợi dụng thức ăn (Jing et al, 2007); các nhóm chim sinh thái khác, ngoài phương thức vận động khi lấy ăn và phương thức lấy ăn, thì tính thực của chim khả năng sẽ phát huy ảnh hưởng.

Tập đoàn kiếm ăn ở bùn lầy trong ruộng nước + hồ cá (A): bao gồm Cò

bợ, Rẽ giun thường và Cò trắng. Trong quá trình điều tra tập tính kiếm ăn của

ba loài này đã phát hiện: Cò bợ sử dụng phương thức vận động “Tĩnh tại” khi

lấy ăn, tức phần cơ thể nó ở trạng thái không cử động, chỉ dùng mỏ chớp nhanh lấy thức ăn đang chuyển động; Rẽ giun thường sử dụng phương thức

lấy ăn “Thăm dò”, tức dùng cái mỏ dài thẳng của nó chọc sâu vào bùn lầy để lấy thức ăn; Cò trắng thì sử dụng phương thức vận động “Tĩnh tại” kết hợp cả

“Vận đông có ngừng nghỉ” khi lấy ăn, dùng mỏ mổ nhanh lấy thức ăn đang

chuyển động. Kết quả quan sát tập tính kiếm ăn của ba loài chim trên cho thấy; mức độ cạnh tranh kiếm ăn giữa Cò bợ và Cò trắng là khá cao, để giảm thiểu áp lực cạnh tranh, Cò trắng đã chủ động mở rộng ổ sinh thái kiếm ăn thông qua sử dụng linh hoạt các phương thức vận động khi lấy ăn.

Tập đoàn kiếm ăn ở khu nước sâu trong đất ngập nước theo mùa (B):

bao gồm Cò ngàng lớn, Bồng chanh và Sả đầu nâu. Trong quá trình điều tra tập tính kiếm ăn của ba loài này đã phát hiện: Cò ngàng lớn sử dụng phương thức kiếm ăn giống như Cò bợ; trong khi Bồng chanh và Sả đầu nâu cùng sử

dụng phương thức vận động “Bổ nhào” khi lấy ăn, tức trên không trung bổ

nhào xuống mặt nước bắt lấy thức ăn. Điều này cho thấy; mức độ cạnh tranh kiếm ăn giữa Bồng chanh và Sả đầu nâu khá là kịch liệt.

Tập đoàn kiếm ăn trên không trung ở đất ngập nước theo mùa (C): bao

gồm Chèo bẻo đen và Nhạn bụng trắng. Trong quá trình điều tra tập tính kiếm ăn của hai loài này đã phát hiện: Chèo bẻo đen và Nhạn bụng trắng đều sử

dụng phương thức vận động “Bay bắt mồi” khi lấy ăn; tuy nhiên mức độ canh

trạnh kiếm ăn giữa hai loài này lại không cao, bởi Chèo bẻo đen thường đậu ở chỗ trống, nhìn thấy côn trùng đang bay thì bay ra chộp lấy, trong khi Nhạn bụng trắng lại vừa bay vừa bắt mồi.

Tập đoàn kiếm ăn trên mặt đất ở ruộng nước + hồ cá (D): bao gồm

Chim manh lớn, Chìa vôi trắng và Sẻ. Trong quá trình điều tra tập tính kiếm ăn của ba loài này đã phát hiện: Chim manh lớn sử dụng phương thức vận

động “Vận động có ngừng nghỉ” khi lấy ăn, dùng mỏ mổ nhanh lấy thức ăn

côn trùng đang chuyển động; Chìa vôi trắng thì sử dụng phương thức vận

động “Vận động có ngừng nghỉ” kết hợp cả “Bay bắt mồi” khi lấy ăn, tức nhìn

thấy côn trùng đang bay thì bay lên chộp lấy; phương thức lấy ăn của chim

ăn của ba loài chim trên cho thấy; mức độ cạnh tranh kiếm ăn giữa Chim manh lớn và Chìa vôi trắng là khá cao, để giảm thiểu áp lực cạnh tranh, Chìa vôi trắng đã chủ động mở rộng ổ sinh thái kiếm ăn thông qua sử dụng linh hoạt các phương thức vận động khi lấy ăn.

Tập đoàn kiếm ăn ở tán cây bụi trong rừng thứ sinh (E1): bao gồm Rẻ

quạt họng trắng, Chích bông đuôi dài và Chiền chiện núi họng trắng; cả ba loài chim này đều ăn côn trùng (Võ Quý, 1971). Dữ liệu điều tra về tập tính kiếm ăn của ba loài chim này còn thiếu hụt; cần tiếp tục nghiên cứu để lý giải cơ chế thích nghi, kết hợp kiếm ăn giữa chúng.

Tập đoàn kiếm ăn ở tán cây gỗ trong rừng thứ sinh (F1): bao gồm Giẻ

cùi, Hoét đen, Bông lau trung quốc và Bông lau đít đỏ. Cả bốn loài chim này đều thuộc nhóm chim ăn tạp (Võ Quý, 1971); do đó, áp lực cạnh tranh kiếm ăn giữa chúng đã giảm thiểu.

Tập đoàn kiếm ăn ở tán cây gỗ trong khu dân cư (F2) bao gồm Bạc má,

Chào mào, Chim chích nâu và Chim sâu vàng lục; ngoại trừ Chào mào thuộc nhóm chim ăn tạp, ba loài chim còn lại đều thuộc nhóm chim ăn côn trùng (Võ Quý, 1971). Dữ liệu điều tra về tập tính kiếm ăn của ba loài chim ăn côn trùng này còn thiếu hụt; cần tiếp tục nghiên cứu để lý giải cơ chế thích nghi, kết hợp kiếm ăn giữa chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của quần xã chim hoang dã với tính không đồng nhất của sinh cảnh tại khu vực thị trấn xuân mai​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)