Định hướng giải pháp quản lý tài nguyên chim và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của quần xã chim hoang dã với tính không đồng nhất của sinh cảnh tại khu vực thị trấn xuân mai​ (Trang 37 - 43)

Thị trấn Xuân Mai được quy hoạch đến năm 2020 là một trong năm đô thị trong chuỗi đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội; tiêu chuẩn một đô thị văn minh hiện đại, chắc chắn phải tạo cho cư dân có một môi trường sống xanh, sạch, đẹp, người dân quan tâm đến bảo vệ thiên nhiên. Bảo tồn, duy trì tính đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống của con người; trong đó một thành phần quan trọng của đa dạng sinh học khu vực Xuân Mai chính là các loài chim.

nhất của sinh cảnh đã gợi ý cho chính quyền địa phương cũng như đơn vị thực hiện quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai nên thực hiện một số biện pháp sau: (1) Quy hoạch các phân khu chức năng một cách khoa học; khu dân cư, khu sản xuất và khu tự nhiên được phân bổ hợp lý nhằm giảm thiểu nhiễu loạn với cường độ mạnh; duy trì diện tích các ao nước và cây bụi trong khu dân cư; (2) Để duy trì tình trạng tự nhiên ổn định cho hồ Xuân Mai, cần có cơ chế đổi thửa hoặc đền bù cho các hộ dân có ruộng canh tác gần khu vực hồ tự nhiên (vào mùa đông) và đáy hồ cạn (vào mùa hè), tiến tới quy hoạch thành công viên nước hồ Xuân Mai; (3) Để duy trì tính dị chất của sinh cảnh vào mùa đông, từ đó nâng cao tính đa dạng sinh học chim; cần tiến hành luân phiên tháo nước giữa các hồ thả cá, đa dạng hóa cây trồng trên đồng ruộng; dẫn nhập các loài thực vật thủy sinh ngoi nước và trồng cây gỗ phân tán ven bờ, đồng thời hạ thấp mức nước hồ Xuân Mai.

KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI- KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Từ toàn bộ những kết quả và thảo luận trên, cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.Đã ghi nhận được 72 loài thuộc 56 giống, 34 họ và 11 bộ chim phân bố trong 04 dạng sinh cảnh mùa đông tại khu vực thị trấn Xuân Mai;

2.Độ phong phú, tính đồng đều cũng như tính đa dạng của quần xã chim ở rừng thứ sinh đều cao nhất trong bốn sinh cảnh;

3.Mặc dù số loài chim ở khu dân cư là ít nhất, nhưng độ đồng đều và tính đa dạng của quần xã chim ở sinh cảnh này lại khá cao;

4.Không tồn tại sự sai khác về tổ thành loài chim giữa đất ngập nước theo mùa và ruộng nước + hồ cá, trong khi mức độ khác biệt giữa quần xã chim đất ngập nước theo mùa và quần xã chim khu dân cư là cao nhất;

5.Các tập đoàn kiếm ăn khác nhau chiếm cứ sinh cảnh và chất nền kiếm ăn khác nhau, để phân hưởng không gian kiếm ăn và tài nguyên thức ăn. Các loài chim rừng trong cùng tập đoàn kiếm ăn thường thuộc nhóm chim ăn tạp, các loài chim nước trong cùng tập đoàn kiếm ăn lại có đối sách phát hiện và sử dụng thức ăn khác nhau, nhằm đa dạng hóa chủng loại thức ăn có thể lợi dụng, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất sự cạnh tranh thức ăn giữa chúng.

6.Mô thức phản ứng của quần xã chim có liên quan mật thiết với đặc điểm sinh cảnh cư trú, căn cứ vào đó có thể dự đoán một số đặc điểm sinh cảnh mà không cần trực tiếp đo lường; đồng thời tiến hành các giải pháp bảo vệ và cải tạo hợp lý sinh cảnh có thể nâng cao tính đa dạng sinh học chim, từ đó phát huy cao nhất hiệu ích môi trường của các hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu;

2.Tồn tại và Khuyến nghị

Bởi nguồn lực và thời gian có hạn nên mới tiến hành điều tra chim và sinh cảnh sống của chúng vào mùa đông; ngoài ra, việc dõi theo để nghiên cứu tập tính kiếm ăn của các loài chim rừng là rất khó khăn. Do đó, dữ liệu thu thập được còn chưa phong phú.

Tuân thủ các tuyến điểm và phương pháp điều tra chim ở đợt mùa đông này, tiếp tục điều tra thu thập số liệu vào mùa hè (khi các loài chim đã làm tổ) tiến tới thực hiện chương trình giám sát dài hạn sự biến đổi của quần xã chim tại khu vực thị trấn Xuân Mai; làm cơ sở khoa học để xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ môi trường.

Các nghiên cứu tiếp theo về các loài chim ở khu vực Xuân Mai nên theo hướng: (1) Khi phân chia sinh cảnh để điều tra khu hệ chim, nên gộp các loại hình đất ngập nước khác nhau thành một dạng sinh cảnh; (2) Ứng dụng phương pháp phân chia thang độ môi trường chi tiết hơn để tiến hành nghiên cứu quần xã chim ở tán cây bụi trong rừng thứ sinh, và quần xã chim ở tán cây gỗ trong khu dân cư; (3) Nghiên cứu so sánh ổ sinh thái không gian giữa các loài chim cùng tập đoàn kiếm ăn như: Bồng chanh với Sả đầu nâu, Cò trắng với Cò bợ, và Chim manh lớn với Chìa vôi trắng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1.Lương Văn Bình, Hoàng Việt Hùng, Nguyễn Thị Hằng (2014), Nghiên cứu

đặc điểm khu hệ chim tại khu rừng thực nghiệm núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội, Chuyên đề NCKH sinh viên- Trường Đại học Lâm nghiệp.

2.Nguyễn Cử , Lê Trọng Khải, Karen Phillips (2005), Chim Việt Nam, Nhà

xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội.

3.Lê Văn Đệ, Bùi Ánh Hồng, Hoàng Văn Lâm (2010), Tư liệu hóa thông tin

đa dạng sinh học chim tại núi Luốt- Trường Đại học Lâm nghiệp,

Chuyên đề NCKH sinh viên- Trường Đại học Lâm nghiệp.

4.Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim tại núi

Luốt- Trường Đại học Lâm nghiệp, Chuyên đề tốt nghiệp- Trường Đại

học Lâm nghiệp.

5.Võ Quý (1971), Sinh học những loài chim thường gặp ở miền Bắc Việt

Nam, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

6.Võ Quý (1975), Chim Việt Nam, Hình thái và phân loại- Tập 1, Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

7.Võ Quý (1981), Chim Việt Nam, Hình thái và phân loại- Tập 2, Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

8.Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội (2015), Quy hoạch chung đô thị vệ tinh

Xuân Mai, tỉ lệ 1/10.000, Tài liệu lưu hành nội bộ.

9.Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011), Danh lục chim Việt

Tiếng Anh

10.Berg A (2002), Composition and diversity of bird communities in Swedish

farmland–forest mosaic landscapes: The amount of forest (at local and landscape scales) and occurrence of residual habitats at the local scale are shown to be the major factors influencing bird community composition in farmland–forest landscapes in central Sweden, Bird

Study, 49(2): 153-165.

11.Bruce M C, James B G (2002), Analysis of Ecological Communities,

Oregon: MjM Software Design Publication.

12.Fahrig L (2003), Effects of habitat fragmentation on biodiversity, Annual

review of ecology, evolution, and systematics, 34: 487-515.

13.Gatto A, Quintana F, Yorio P (2008), Feeding behavior and habitat use in

a waterbird assemblage at a marine wetland in coastal Patagonia, Argentina, Waterbirds, 31 (3): 463- 471.

14.Howes J, Bakewell D (1989),Shorebird studies manual,Kuala Lumpur:

AWB Publication, 55: 143- 147.

15.Hurlbert A H (2004), Species–energy relationships and habitat complexity

in bird communities, Ecology Letters, 7(8): 714-720.

16.Jing K, Ma Z J, Li B, Li J H, Chen J K (2007), Foraging strategies

involved in habitat use of shorebirds at the intertidal area of Chongming Dongtan, China, Ecological Research, 22(4): 559-570.

17.Ma K P, Liu Y M (1994),Measurement of biotic community diversity-

Measurement of alpha-diversity, Chinese Biodiversity, 2 (4): 231-239.

18.PaszkowskiCA, Tonn W M (2006), Foraging guilds of aquatic birds on

productive boreal lakes: environmental relations and concordance patterns, Hydrobiologia, 567 (1): 19-30.

19.Perrins, C, M and Birkhead, T, R (1984), Avian Ecology, Blackie USA:

Chapman Hall, New York.

20.Robson, C. (2008), Birds of Southeast Asia, PrincetonUniversity Press,

Princeton, New Jersey.

21.Sun R Y (2001),Principles of animal ecology,Beijing: Beijing Normal

University Press: 398- 401.

22.Zhang H M (1990),Discussion onapplication diversity index formula in

bird communities,Journal of Ecology,9(5):50-55.

23.Wen L Y, Li Zh F (2006), The effects of disturbance on maintaining

mechanism of species diversity, Journal of Northwest Normal

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản ứng của quần xã chim hoang dã với tính không đồng nhất của sinh cảnh tại khu vực thị trấn xuân mai​ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)