MC LC
1.1.5.5. Bao thanh toán
Trong nghiệp vụ này NHTM (thông qua công ty con của mình) sẽ đứng ra mua nợ trên cơ sở hóa đơn, chứng từ của ngƣời bán hàng (giá mua bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị thực của khoản nợ), nhờ đó ngƣời bán (ngƣời chủ nợ) có đƣợc tiền ngay để đáp ứng nhu cầu. Khi đến hạn ngƣời mua (con nợ) phải thanh toán toàn bộ số tiền cho ngân hàng (ngƣời mua nợ và là chủ nợ mới). Thực ra factoring gần giống với nghiệp vụ chiết khấu – nhƣng số tiền khấu trừ trong nghiệp vụ Factoring cao hơn nhiều so với nghiệp vụ chiết khấu, bởi vì Factoring có hệ số rủi ro cao hơn.
Hình 1.3: Phƣơng thức bao thanh toán [2]
1.2. U QUẢ P ƢƠ T Ứ ẤP TÍ Ụ Ố V P Ỏ V VỪ T T ƢƠ 1.2.1. hái niệm hiệu quả các phƣơng thức cấp tín dụng
Hiệu quả hoạt động của NHTM là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đƣợc kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Nói cách khác, đó là sự so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí và hiệu quả.
Hiệu quả tín dụng là một trong những hiệu quả hoạt động của các NHTM, là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lƣợng của các hoạt động tín dụng ngân hàng. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng bảo đảm nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thƣơng mại từ nguồn tích lũy do đầu tƣ tín dụng và do đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Trên cơ sở đó bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng [17].
Vì vậy hiệu quả của các phƣơng thức cấp tín dụng chính là khả năng tạo và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng của từng phƣơng thức cấp tín dụng mang lại, đồng thời đảm bảo an toàn về vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh.
1
Ngân hàng
Ngƣời trả nợ Ngƣời đi vay
1.2.2. ác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các phƣơng thức cấp tín dụng đối với VV
Để đánh giá hiệu quả các phƣơng thức cấp tín dụng đối với DNNVV, cần xem xét đánh giá các chỉ tiêu sau:
Quy mô hoạt động của từng phƣơng thức cấp tín dụng gồm: doanh số cấp tín dụng, dƣ nợ, tốc độ tăng trƣởng tín dụng, tỷ trọng từng phƣơng thức cấp tín dụng.
Thu nhập của từng phƣơng thức cấp tín dụng: tỷ trọng thu nhập của từng phƣơng thức cấp tín dụng, lãi suất bình quân của từng phƣơng thức cấp tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn.
Vòng quay vốn tín dụng.
Trong đó quy mô, thu nhập của từng phƣơng thức cấp tín dụng sẽ đánh giá đƣợc khả năng tạo và gia tăng lợi nhuận của từng phƣơng thức cấp tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn đánh giá đƣợc mức độc đảm bảo an toàn về vốn cấp tín dụng.
Đối với phƣơng thức cấp tín dụng nào có doanh số cao, thu đƣợc lợi nhuận nhiều, có tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp, vòng quay vốn tín dụng càng cao thì phƣơng thức cấp tín dụng đó càng hiệu quả. Chi tiết đánh giá các chỉ tiêu nhƣ sau:
1.2.2.1. Quy mô hoạt động tín dụng của từng phương thức cấp tín dụng
Để đánh giá quy mô hoạt động tín dụng đối với DNNVV cần xem xét các chỉ tiêu nhƣ:
Tỷ trọng của từng phƣơng thức cấp tín dụng trên tổng dƣ nợ đối với DNNVV.
Doanh số cấp tín dụng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trong một thời gian nhất định thƣờng là một năm. Bên cạnh đó chỉ tiêu này còn cho thấy xu hƣớng của hoạt động cho vay, thể hiện quy mô tuyệt đối của khoản cấp tín dụng.
Doanh số cấp tín dụng lớn và tốc độ tăng trƣởng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng là tốt.
Tỷ trọng dƣ nợ của từng phƣơng thức cấp tín dụng trên tổng dƣ nợ giúp các nhà quản trị đánh giá mức độ đóng góp của từng phƣơng thức cấp tín dụng trên tổng dƣ nợ cấp tín dụng đối với DNNVV. Công thức tính nhƣ sau:
Tỷ trọng các phƣơng thức cấp tín dụng đối với DNNVV (%) = Dƣ nợ từng phƣơng thức cấp tín dụng Tổng dƣ nợ đối với DNNVV Phƣơng thức cấp tín dụng nào có quy mô doanh số cấp tín dụng cao, nhiều DNNVV sử dụng thì khả năng mang lại lợi nhuận từ doanh số đó cao, phƣơng thức đó phù hợp với nhu cầu của các DNNVV hơn.
1.2.2.2. Tỷ trọng thu nhập từ các phương thức cấp tín dụng
Chỉ tiêu này cho phép so sánh mức độ đóng góp vào lợi nhuận của các phƣơng thức cấp tín dụng trên tổng lợi nhuận cấp tín dụng các DNNVV. Thể hiện bằng công thức sau:
Tỷ trọng thu nhập của các phƣơng thức cấp tín dụng (%) = Thu nhập của từng phƣơng thức Tổng thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng cho DNNVV
Để đánh giá chính xác tính hiệu quả của các phƣơng thức cấp tín dụng, ta tính lãi suất bình quân của từng phƣơng thức đó là khả năng tạo thu nhập của một đồng vốn cấp tín dụng theo từng phƣơng thức cấp tín dụng, theo công thức nhƣ sau:
Lãi suất bình quân (%) =
Thu nhập từ lãi của từng phƣơng thức (*) Dƣ nợ bình quân ngày
(*): Đối với phƣơng thức cho vay, chiết khấu, bao thanh toán đó là thu nhập từ lãi cho vay, đối với bảo lãnh là thu phí bảo lãnh.
1.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay thể hiện qua công thức:
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ
Dƣ nợ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tần suất sử dụng vốn, nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu nợ theo kế hoạch trong hợp đồng tín dụng đƣợc bao nhiêu để tiếp tục cấp tín dụng cho dự án mới.
Vòng quay vốn tín dụng cao chứng tỏ vốn tín dụng của ngân hàng luân chuyển nhanh, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất, lƣu thông hàng hóa. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã đƣợc đầu tƣ hiệu quả, khả năng thu hồi vốn đúng hạn cao. Vòng quay vốn tín dụng càng cao, vốn tín dụng luân chuyển càng nhanh, hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao, chất lƣợng tín dụng càng tốt.
thì chỉ số này không quá 3%. Thể hiện bằng công thức sau:
Tỷ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu X 100
Tổng dƣ nợ cho vay
Đây là tỷ lệ cần sự quan tâm đúng mức, bởi vì nếu không kiểm soát đƣợc nợ quá hạn thì những thiệt hại mà ngân hàng có khả năng mất mát là không nhỏ. Tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với tỷ lệ rủi ro cao, khả năng mất khả năng trả nợ của khách hàng cao, điều này có nghĩa là kết quả kinh doanh của ngân hàng có kết cục xấu.
1.2.3. nghĩa việc nâng cao hiệu quả các phƣơng thức cấp tín dụng đối với tại ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động tín dụng đối với DNNVV chứa đựng nhiều rủi ro, việc nâng cao hiệu quả các phƣơng thức cấp tín dụng đối với DNNVV, về phía ngân hàng sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá đƣợc phƣơng thức cấp tín dụng nào là hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận cao đồng thời kiếm soát rủi ro một cách hiệu quả nhất, trên cơ sở đó có những định hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các phƣơng thức cấp tín dụng đối với DNNVV nhằm đem lại nguồn thu nhập bền vững cho ngân hàng.
Về mặt vĩ mô, việc nâng cao hiệu quả các phƣơng thức cấp tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vốn của các DNNVV, góp phần phát triển thành phần kinh tế năng động này, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trƣởng sẽ có tác động ngƣợc lại giúp cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, ổn định hơn.
Khi các NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ gia tăng tích lũy, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng và chủ động hội nhập tài chính quốc tế.
K T LU ƢƠ 1
Trong nền kinh tế thị trƣờng sự tồn tại và phát triển của các DNNVV là một tất yếu khách quan và cũng nhƣ các loại hình DN khác trong quá trình hoạt động SXKD, các DN này cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng nhƣ để tối ƣu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tƣ cho các DNNVV đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối…
Có nhiều phƣơng thức cấp tín dụng đối với DNNVV nhƣ: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các phƣơng thức cấp tín dụng khác. Hiệu quả tín dụng của các phƣơng thức này đối với ngân hàng đó là sự tạo và gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng, tích lũy tạo ra những khoản dự trữ từ lợi nhuận để bổ sung cho ngân hàng trong tƣơng lai, nâng cao an toàn về vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Hiệu quả của các phƣơng thức cấp tín dụng đối với DNNVV tại NHTM thông thƣờng đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận và an toàn vốn nhƣ: quy mô hoạt động tín dụng đối với DNNVV, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ trọng thu nhập từ các phƣơng thức cấp tín dụng đối với DNNVV.
Đây là cơ sở lí luận cơ bản để phân tích thực trạng hiệu quả các phƣơng thức cấp tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đại Á- CN. TP.HCM đƣợc trình bày ở chƣơng 2.
ƢƠ 2
PHÂN TÍCH T Ự TR U QUẢ CÁC P ƢƠ T Ứ ẤP TÍ Ụ Ố V P Ỏ
V VỪ T T ƢƠ Ổ P Ầ - T P Ố Ồ Í 2.1. T U VỀ T ƢƠ Ổ P Ầ - T P Ố Ồ Í
2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ại mại cổ phần ại
2.1.1.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiAbank) đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 30/7/1993, là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Khởi đầu chỉ là Ngân hàng TMCP nông thôn hoạt động tại tỉnh Đồng Nai với 1 tỷ VNĐ vốn điều lệ, đến nay DaiABank đã trải qua 20 năm phát triển vƣợt bậc với vốn điều lệ là 3.100 tỷ đồng cùng tổng tài sản hơn 18.000 tỷ đồng; mạng lƣới hoạt động gồm 64 điểm giao dịch trên toàn quốc với hơn 1.400 nhân viên. (Số liệu đến cuối năm 2012).
Hội sở Ngân hàng TMCP Đại Á đặt tại : 56-58 Cách Mạng Tháng Tám, Phƣờng Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Ngân hàng TMCP Đại Á đƣợc đánh giá là một Ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng ổn định, luôn bảo đảm hài hòa lợi ích của cổ đông, khách hàng và của cán bộ nhân viên, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Đặc biệt, trong thời điểm khó khăn vừa qua, DaiABank luôn bảo đảm tốt thanh khoản và đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trao tặng Bằng khen vì đã có có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, bảo đảm an sinh
xã hội, góp phần vào sự ổn định của Ngành Ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Năm 2012, DaiABank đã vinh dự nhận phần thƣởng cao quý Huân chƣơng Lao động hạng Nhì do Chủ tịch Nƣớc trao tặng.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đại Á thành lập ngày 30/07/1993 tại Đồng Nai, với vốn điều lệ ban đầu 1 tỷ đồng.
Năm 2001, tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ VNĐ, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân Quang Vinh vào DaiABank.
Năm 2002, tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ với mạng lƣới hoạt động gồm 1 hội sở chính, 04 chi nhánh tại Thành phố Biên Hòa và Thị xã Long Khánh.
Năm 2003, Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 25 tỷ VNĐ, với sự tham gia của 70 cổ đông trong đó có 02 cổ đông pháp nhân là Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai và Tổng công ty Tín Nghĩa. Tháng 3, khai trƣơng PGD Tam Phƣớc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. DaiABank đạt đƣợc thành công trong lĩnh vực tài trợ vốn cho các hộ dân doanh (sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ, nông nghiệp), doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt cho vay tiêu dùng, xây dựng nhà ở và sửa chữa nhà ở.
ăm 2004, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai hợp đồng liên kết hỗ trợ DaiABank trong lĩnh vực: phát triển dịch vụ, công nghệ thông tin, nâng cao nghiệp vụ, cấp tín dụng. Tháng 5, tham gia dự án Tài chính Nông thôn II do Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) tài trợ. Tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ VNĐ với số cổ đông sở hữu vốn là 73. Tháng 10, khai trƣơng chi nhánh Trảng Bom tại huyện Trảng Bom.
ăm 2007, DaiABank thực hiện thành công chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị theo Quyết định số 2402/QĐ-NHNN ngày 10/11/2007. Hệ thống mạng lƣới hoạt động phát triển mạnh mẽ, phát triển thêm 04 PGD tại Đồng Nai.
ăm 2008, Ngày 26/02, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính thức đi vào hoạt động. Ngày 19/4, thẻ ghi nợ nội địa - ATM “Chìa khóa đa năng” chính thức đƣợc phát hành. Ngày 02/10, khai trƣơng chi nhánh Hà Nội – chi nhánh đầu tiên của DaiABank tại khu vực phía Bắc. Cuối năm 2008, DaiABank đạt 21 điểm giao dịch trên toàn quốc.
ăm 2009, Quý I, DaiABank tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ VNĐ. Ngày 13/4, phát triển tiện ích “Gửi tiền bằng phong bì qua máy ATM” trên toàn hệ thống. Ngày 07/8, Chi nhánh Bình Dƣơng khai trƣơng hoạt động tại 553 Đại Lộ Bình Dƣơng - P.Hiệp Thành - TX Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng. Đến cuối năm 2009, mạng lƣới hoạt động đã lên 35 điểm giao dịch trên cả nƣớc.
ăm 2010, Ngày 16/01, khai trƣơng Sở Giao dịch Đồng Nai tại 56 - 58 CMT8, Biên Hòa, Đồng Nai, chính thức tách chức năng kinh doanh ra khỏi Hội sở. Ngày 29/4, khai trƣơng Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu tại: 63 Lê Hồng Phong, thành phố Vũng Tàu. Tháng 12, tăng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ VNĐ. Kết thúc năm 2011, DaiABank có tổng số 51 điểm giao dịch trên cả nƣớc.
ăm 2011, Ngày 28/4, tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2011 - 2015. Ngày 18/7, khai trƣơng Chi nhánh Hàng Xanh – Chi nhánh thứ 2 của DaiABank tại TP.HCM. Ngày 30/7, chính thức công bố, ra mắt hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới. Ngày 16/9, khai trƣơng Chi nhánh Hải Phòng – Chi nhánh thứ 2 của DaiABank tại khu vực phía Bắc. Tính đến tháng 12, DaiABank có 62 điểm giao dịch trên toàn quốc và đang tiến hành triển
khai ISO 9001:2008 nhằm thực hiện các quy trình sản phẩm dịch vụ chất lƣợng hơn để ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
ăm 2012, Ngày 07/02, khai trƣơng CN Nghệ An, chi nhánh đầu tiên của DaiABank tại khu vực Bắc Trung Bộ. Ngày 16/02, khai trƣơng CN Thăng Long, đây là chi nhánh thứ hai của DaiABank tại khu vực Hà Nội.
2.1.1.3. Sản phẩm dịch vụ
DaiBank thực hiện tất cả các sản phẩm, dịch vụ hiện có của một ngân hàng hiện đại trên tất cả các lĩnh vực sau:
Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam