Mỗi Người Là Một Chìa KhóaCủa Cánh Cửa Hòa Bình Của Cánh Cửa Hòa Bình (Bài báo trên The Toronto Star, 23 Dec 1989 của Hon Douglas Roche do Tôn Thất An Cự lược dịch)
“Mỗi năm, vào mùa Giáng sinh, chúng ta thường đi tìm cái trạng thái Hòa Bình cứ mãi trốn tránh nầy. Những người đang nhảy múa bên bức tường Bá Linh nghĩ là họ đã tìm thấy hòa bình. Nhưng đối với gia đình và bè bạn của 14 nữ sinh viên bị thảm sát ở đại học Montreal (ngày 16 thang 12/1989) thì giấc mộng hòa bình của họ đã tan vỡ vì bạo lực!.
Hòa bình thực sự chỉ đến từ sự tranh đấu của mỗi người đối với bản thân mình. Nó không đến từ những luật lệ hoặc lời nói suông, nhưng từ sự hòa giải của nhân loại, trong đó mỗi người chúng ta phải trở thành những thành viên tạo nên hòa bình.
“Tôi đã học được bài học về hòa bình nầy từ một vị Tu sĩ Phật Giáo: Thích Nhất Hạnh, một Thi sĩ, một Thiền Sư và là người cầm đầu tổ chức
Phật Giáo kêu gọi hòa bình trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Người đã được Mục Sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa Bình (năm 1967).
“Sanh tại miền Trung Việt Nam khoảng giữa thập niên 1920, Thích Nhất Hạnh trở thành tu sĩ Phật giáo từ năm 16 tuổi.... Bị lưu đày ở Paris, ông đã gây quỹ giúp trẻ em Việt Nam rồi đến Mã Lai, Singapore để giúp đỡ những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản bằng thuyền (Khi đó chưa có danh từ Thuyền nhân -Boat people. Ghi chú:TTAC).
Chính tại Singapore vào năm 1976 đó, tôi đã gặp thầy Nhất Hạnh. Cùung với khoảng 10 người tham dự Hội Nghị Tôn Giáo và Hòa Bình, chiếc thuyền nhỏ đưa tôi đến hải cảng Singapore. Khi chúng tôi leo lên chiếc thang dây của chiếc tàu lớn, chúng tôi thấy có 12 người đàn ông, 4 người đàn bà và 4 trẻ em đang ngồi dưới hầm tàu (Một nhóm trong những người Việt Nam vượt biển sớm nhất- TTAC). Họ đã được chiếc tàu nầy vớt lên ngoài biển Nam Hải khi thuyền của họ bị hư và trôi lênh đênh trên biển cả.
“Thầy Nhất Hạnh đã tổ chức cuộc cứu giúp thuyền nhân tỵ nạn và được hội nghị tôn giáo giúp hai chiếc tàu lớn ra khơi để cứu vớt thêm các thuyền nhân tỵ nạn. Phong cách dịu dàng và giọng nói êm dịu nhưng quả quyết của ông làm tôi hết sức cảm động. Từ đó, chúng tôi trao đổi nhiều cuộc đàm thoại.
“Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nhận được thế nào là “Sống bình an”. Thầy Nhất Hạnh đã nói với tôi rằng, ông và các bạn đồng tu của ông đã cố gắng hoạt động giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Việt Nam xây dựng lại xóm làng bị bom đạn tàn phá. Nhiều người bạn của ông đã chết vì bị tình nghi là hoạt động chính trị. Thầy nói: “Chúng tôi hiểu được sự đau khổ của cả hai phe, phe Cộng Sản và phe Quốc Gia. Chúng tôi muốn
118•Như một lời tri ân
nói để mọi người hiểu là chúng tôi muốn cuộc chiến ngưng lại ,nhưng tiếng nói của chúng tôi bị bom đạn át đi. Chúng tôi muốn hòa giải chứ không muốn bên nào chiến thắng”.
Đối với Nhất Hạnh, sự hòa giải là hiểu biết những tranh chấp lớn nhỏ của cả hai phía. Đến bên nầy để kể cho họ nghe về sự đau khổ của bên kia. Đến bên kia để kể cho họ nghe về sự đau khổ của bên nầy.
Những lời nói của Nhất Hạnh rất hợp với tình hình ngày nay, khi chiến tranh lạnh vừa tàn, và miền Đông Âu đã có nhiều hỗn loạn. Chúng ta thấy được rằng sự hòa giải của nhân loại có thể làm thay đổi được các guồng máy chính trị. Sự gia tăng hiểu biết và kính trọng nhau sẽ tạo nên một sức mạnh lạ lùng đưa tới hòa bình. Chúng ta đều có chung những tình cảm buồn khổ, vui sướng và hy vọng....
Thầy Nhất Hạnh đã cho tôi hiểu rằng, muốn có hòa bình, cách giải quyết duy nhất là sự gần gũi nhau hơn. Tìm kiếm hòa bình không chỉ là công việc của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Hòa bình chính là công việc của tôi và của anh. Trong sự bất bình và hiểu lầm, và đôi khi có cả sự giận dữ khi tìm kiếm hòa bình, chúng ta đã phạm nhiều lỗi lầm. Tôi đã làm xong công việc của tôi rồi, nhưng mỗi cá nhân và mỗi quốc gia đều cần ra tay giúp đỡ công việc hòa giải nầy.
(Douglas Roche
Tôn Thất An Cựu luợc dịch.)