Tính ổn định tiệm cận của tập iđêan nguyên tố liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính hữu hạn và tính ổn định tiệm cận của một số tập iđêan nguyên tố (Trang 26 - 31)

2 Tính hữu hạn và ổn định tiệm cận của tập iđêan nguyên tố

2.2 Tính ổn định tiệm cận của tập iđêan nguyên tố liên kết

Cho R = ⊕n≥0Rn là một đại số phân bậc chuẩn hữu hạn sinh trên vành

R0= (R,m), và lấy N =⊕n≥0Nn là R-môđun phân bậc hữu hạn sinh.

Để thuận lợi trong trình bày, ta dùng Ln để kí hiệu cho R−môđunNn hoặc

R−môđun M/JnM (với M là R−môđun hữu hạn sinh và J là iđêan của R). Lưu ý rằng một định lý của M. Brodmann năm 1979 về tính ổn định của tập iđêan nguyên tố liên kết [2] (có thể xem [20, Theorem 3.1]) phát biểu rằng. Bổ đề 2.2.1. Tập AssR(Ln) là ổn định khi n đủ lớn.

Dựa vào kết quả này, trong [3, Theorem 2 và Proposition 12], M. Brodmann cũng đã chứng minh rằng số nguyên depth(I, Nn) lấy giá trị là một hằng số khi n đủ lớn. Sau đó trong [9], N.T. Cường-N.V. Hoàng-P.H. Khánh đã chứng minh tổng quát hóa kết quả thứ hai của M. Brodmann thành kết quả sau đây. Bổ đề 2.2.2. ([9, Theorem 1.1]) Cho k ≥ −1 là số nguyên. Khi đó đại lượng

depthk(I, Nn) trở thành số không phụ thuộc vào n khi n đủ lớn.

Do có tính chất ở Bổ đề 2.2.2, bây giờ ta có thể đặt rk là giá trị hằng ổn định của depthk(I, Nn) khi n đủ lớn. Khi đó, trong [9], họ cũng chứng minh được rằng tập hợp S

j≤r1AssR(HIj(Nn))∪ {m} là tập hợp ổn định khi n đủ lớn (trong đó r1 là giá trị ổn định của depth1(I, Nn) khi n đủ lớn). Sau đó, năm 2014, Cường-Hoàng trong [8, Theorem 1.2] đã chứng minh được kết quả tổng quát sau đây.

Định lý 2.2.3. (Định lý 2) Cho (R,m) là vành địa phương Noether và I là iđêan của R. Lấy R =⊕n≥0Rn là là đại số phân bậc chuẩn hữu hạn sinh trên

R0=R và N =⊕n≥0Nn làR-môđun phân bậc hữu hạn sinh. Với mỗi số nguyên

k ≥ −1, lấy r là giá trị ổn định của depthk(I, Nn). Khi đó với mỗi số nguyên

l ≤r ta luôn có tập hợp S

j≤lAssR(HIj(Nn))≥k là ổn định khi n đủ lớn.

Để chứng minh định lý trên ta cần thiết lập bổ đề sau.

khi n đủ lớn. Giả sử rằng 1≤ r < ∞. Khi đó tồn tại một dãy x1, . . . , xr trong iđêan I mà nó là một Nn-dãy từ chiều > k với mọi n đủ lớn.

Chứng minh. Lấy r ≥1 là giá trị ổn định của depthk(I, Nn). Theo Bổ đề 2.2.1 ta có thể chọn x1 ∈I sao cho x1∈/ p với mọi p∈AssR(Nn)>k và mọi n lớn. Khi đó depthk(I, Nn/x1Nn) = r−1 với mọi n lớn. Theo giả thiết quy nạp, tồn tại một dãy x2, . . . , xn ∈I là một Nn/x1Nn-dãy từ chiều > k với mọi n lớn. Vì vậy

x1, . . . , xr là dãy thỏa mãn như yêu cầu của bổ đề.

Chú ý 2.2.5. Ta cũng cần nhắc lại rằng: dãy x1, . . . , xr là một N-dãy từ chiều

> −1 nếu và chỉ nếu nó là N−dãy chính quy và x1, . . . , xr là một N-dãy từ chiều > 0 nếu và chỉ nếu nó là một dãy lọc chính quy của N (định nghĩa bởi N. T. Cường, N. V. Trung, và P. Schenzel trong [11]). Hơn nữa, x1, . . . , xr là một N-dãy từ chiều >1 nếu và chỉ nếu nó là một dãy chính quy suy rộng của

N (định nghĩa bởi L.T. Nhàn trong [22]).

Chứng minh Định lý 2.2.3. Định lý này được suy ra ngay tức khắc từ định lý sau đây khi M =R.

Định lý 2.2.6. (Cường-Hoàng [8, Theorem 4.4])Cho(R,m)là vành địa phương Noether, I là một iđêan R và M là R−môđun hữu hạn sinh. Lấy R =⊕n≥0Rn

là là đại số phân bậc chuẩn hữu hạn sinh trên R0 = (R,m) và N =⊕n≥0Nn là

R-môđun phân bậc hữu hạn sinh. Với mỗi số nguyên k ≥ −1, ta lấy r là giá trị ổn định của depthk(IM, Nn) khi n đủ lớn. Khi đó với mỗi số nguyên l ≤ r, ta thu được tập hợp S

j≤lAssR(HIj(M, Nn))≥k là hữu hạn và ổn định khi n đủ lớn. Chứng minh. Lấy r là giá trị ổn định của depthk(IM, Nn). Ta chỉ cần chứng tỏ rằng với bất kì số nguyên l≤r thì tập hợp S

j≤lAssR(HIj(M, Nn))≥k là hữu hạn và ổn định khi n lớn.

Theo Bổ đề 2.2.1 và 2.2.2, ta có thể tìm được một số nguyên t đủ lớn sao cho AssR(Nn/IMNn) là ổn định và r = depthk(IM, Nn) với mọi n ≥ t. Đặt

d = dim(Nt/IMNt). Ta xét ba trường hợp sau đây.

[

j≤l

AssR(HIj(M, Nn))≥k =∅

với mọi n ≥t.

Trường hợp 2. Nếu d=k, thì r=∞. Từ đó với mọi số nguyên dương n ≥t ta có

[

j≤l

AssR(HIj(M, Nn))≥d ⊆SuppR(Nn/IMNn)≥d = AssR(Nn/IMNn)≥d,

vì tập AssR(Nn/IMNn)≥d chỉ chứa các phần tử pcực tiểu mà dim(R/p) = d. Do vậy X = [ n≥t [ j≤l AssR(HIj(M, Nn))≥d ⊆ [ n≥t AssR(Nn/IMNn),

vì thế X là tập hữu hạn theo Bổ đề 2.2.1. Như vậy ta có thể lấy t đủ lớn sao cho với mỗi p∈X thì

p∈[

j≤l

AssR(HIj(M, Nn))≥d

với vô hạn n ≥ t. Bây giờ với mỗi p ∈ X ta đặt s là giá trị ổn định của

depth((IM)p,(Nn)p), khi đó ta có thể viết s = depth((IM)p,(Nn)p) với mọi

n ≥ n(p) (trong đó n(p) là số nguyên nào đó thỏa mãn n(p) ≥ t). Suy ra

HIs(M, Nn)p 6= 0 với mọin≥n(p). Hơn nữa, theo định nghĩa của X, dẫn tới bất đẳng thức s ≤l. Do đó p là một phần tử cực tiểu của SuppR(HIs(M, Nn)), và vì thế

p∈AssR(HIs(M, Nn))≥d ⊆[

j≤l

AssR(HIj(M, Nn))≥d

với mọi n ≥n(p). Từ đó ta thấy tập hợp

[

j≤l

AssR(HIj(M, Nn))≥d

là hữu hạn và ổn định với mọi n≥max{n(p)|p∈X}.

Trường hợp 3. Giả sử rằng d > k. Khi đó r <∞. Nếu l = 0, thì ta có

là hữu hạn và ổn định với n lớn theo Bổ đề 2.2.1. Giả sử rằng 1≤l ≤r. Trong trường hợp này, theo Bổ đề 2.2.4, thì tồn tại một dãy x1, . . . , xr trong iđêanIM

mà nó là một Nn−dãy từ chiều> k với mọi n≥u (trong đó ulà số nguyên nào đó thỏa mãn u≥t). Theo Định lý 2.1.10, ta nhận được đẳng thức sau đây

[

j≤l

AssR(HIj(M, Nn))≥k =[ j≤l

AssR(Nn/(x1, . . . , xj)Nn)≥k ∩V(IM)

với mọi n≥u. Khi đó ta thu được theo Bổ đề 2.2.1 rằng tập hợp ở vế bên phải là hữu hạn và ổn định khi n đủ lớn. Và do đó tập hợp sau đây

[

j≤l

AssR(HIj(M, Nn))≥k

là hữu hạn và ổn định với n lớn, đó là điều phải chứng minh.

Phần còn lại của mục này ta xét các hệ quả của Định lý 2.2.6. Bằng cách thay thế k =−1,0,1 trong Định lý 2.2.6, ta nhận được kết quả sau đây đó là một mở rộng của kết quả [9, Theorem 1.2] cho các môđun đối đồng điều địa phương suy rộng.

Hệ quả 2.2.7. Cho r, r0 và r1 là các giá trị ổn định của depth(IM, Nn),

f-depth(IM, Nn) và gdepth(IM, Nn), tương ứng. Khi đó các phát biểu sau đây là đúng.

(i) Tập hợp AssR HIr(M, Nn) là hữu hạn và ổn định với n lớn.

(ii) Với mỗi số nguyên l0 ≤r0 ta có tập hợp S

j≤l0AssR(HIj(M, Nn)) là hữu hạn và ổn định với n lớn.

(iii) Với mỗi số nguyên l1 ≤ r1 ta có tập hợp S

j≤l1AssR(HIj(M, Nn))∪ {m} là hữu hạn và ổn định với n lớn.

Chứng minh. (i) Vì HIj(M, Nn) = 0 với mọi j < r và mọi n lớn, do đó

[

j≤r

là hữu hạn và ổn định với n lớn (theo Định lý 2.2.6).

(ii) Kết luận của bài toán được suy ra từ Định lý 2.2.6 và đẳng thức

[

j≤l0

AssR(HIj(M, Nn))≥0 = [ j≤l0

AssR(HIj(M, Nn))

với mọi l0 ≤r0 và mọi n lớn. (iii) Với mỗi l1 ≤r1 ta có

[

j≤l1

AssR(HIj(M, Nn))≥1∪ {m}= [ j≤l1

AssR(HIj(M, Nn))∪ {m}

với mọi n lớn. Do đó kết quả được suy ra từ Định lý 2.2.6.

Chú ý rằng nếu I = pann(M) thì HIj(M, Nn) = ExtjR(M, Nn) với mọi j ≥ 0

theo Bổ đề 2.1.9. Hơn nữa, trong trường hợp này, theo lập luận tương tự phần chứng minh của Hệ quả 2.1.14, ta có IM =√

IM =I. Do đó Định lý 2.2.6 dẫn đến hệ quả sau đây ngay lập tức.

Hệ quả 2.2.8. Cho k là số nguyên với k ≥ −1 và r là giá trị ổn định của

depthk(ann(M), Nn). Khi đó với bất kì l ≤r tập hợp S

j≤lAssR(ExtjR(M, Nn))≥k

là ổn định với n lớn.

Với mỗi số nguyên j ≥0, mỗi iđêanI củaR, mỗi hệa= (a1, . . . , as)các phần tử của R, và mỗi bộ s số nguyên không âm t = (t1, . . . , ts) ∈ Ns, như ở mục trước ta đã đặt

Tj(It, Nn) = AssR(ExtjR(R/It, Nn)), Tj(at, Nn) = AssR(ExtjR(R/(at1

1, . . . , atss), Nn)).

Khi đó ta có hệ quả sau.

Hệ quả 2.2.9. Lấy k≥ −1 là số nguyên, I là một iđêan của R và r là giá trị ổn định của depthk(I, Nn). Lấy a1, . . . , as là một hệ các phần tử sinh của I và lấy số nguyên l ≤r. Khi đó với mọi số nguyên dương t, t1, . . . , ts, ta có các tập hợp sau đây [ j≤l Tj(It, Nn)≥k và [ j≤l Tj(at, Nn)≥k

là ổn định với n lớn. Hơn nữa, nếu r <∞ thì [ j≤l Tj(It, Nn)≥k = [ j≤l Tj(at, Nn)≥k là ổn định với mọi n lớn.

Chứng minh. Theo Bổ đề 2.2.2, ta tìm một số nguyên u đủ lớn sao cho

r = depthk(I, Nn) với mọi n ≥ u. Lấy t, t1, . . . , ts là các số nguyên dương. Vì

√ It=√ I =p(at1 1, . . . , atss), nên ta có r= depthk(√ I, Nn) = depthk(It, Nn) = depthk((at1 1, . . . , atss ), Nn)

với mọi n≥u. Điều đó cùng với Hệ quả 2.2.8 dẫn đến (bằng cách đặtM =R/It

và M = R/(at1

1, . . . , atss)) rằng các tập S

j≤lTj(It, Nn)≥k và S

j≤lTj(at, Nn)≥k là ổn định với n lớn. Bây giờ ta giả sử rằng r < ∞. Khi đó, với bất kì n ≥ u, ta thu được từ Hệ quả 2.1.16 rằng S

j≤lTj(It, Nn)≥k = S

j≤lTj(at, Nn)≥k với mọi số nguyên dương t, t1, . . . , ts. Như vậy chúng là ổn định với mọi n lớn.

2.3 Tính ổn định của tập iđêan nguyên tố liên kết của môđunđối đồng điều địa phương tại bậc d−1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính hữu hạn và tính ổn định tiệm cận của một số tập iđêan nguyên tố (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)