Sơ lược về lý Duyên khở

Một phần của tài liệu Bình Anson - Căn bản Phật giáo (Trang 54 - 56)

Tiếng Pāli của lý Duyên khởi hay Duyên sinh là

Paticcasamuppāda, còn được dịch là “Tùy thuộc Phát sinh”,

tiếng Anh là Dependent Origination. Thuyết nầy bao gồm

mười hai thành tố, nên cũng được gọi là Thập nhị Nhân duyên.

Trong Tăng chi bộ, Đức Phật giảng cho ông Cấp Cô Độc: “Ở đây, này gia chủ Cấp Cô Độc, vị thánh đệ tử quán sát như sau:

Do cái này có, cái kia có. Do cái này sinh, cái kia sinh.

Do cái này khơng có, cái kia khơng có. Do cái này diệt, cái kia diệt.”

Đó là tóm lược lý Duyên khởi. Rồi Ngài giảng rộng ra: “Tức là do dun vơ minh, có các hành.

Do duyên các hành, có thức. Do duyên thức, có danh sắc. Do duyên danh sắc, có sáu nhập. Do duyên sáu nhập, có xúc. Do duyên xúc, có thọ. Do duyên thọ, có ái.

Do duyên ái, có thủ. Do duyên thủ, có hữu. Do duyên hữu, có sinh.

Do duyên sinh, có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như vậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.” Tiếp theo, Đức Phật giảng về sự đoạn diệt các khổ uẩn: “Do vơ minh diệt, khơng có dư tàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt, nên thức diệt.

Do thức diệt, nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt, nên sáu nhập diệt. Do sáu nhập diệt, nên xúc diệt. Do xúc diệt, nên thọ diệt. Do thọ diệt, nên ái diệt. Do ái diệt, nên thủ diệt. Do thủ diệt, nên hữu diệt. Do hữu diệt, nên sinh diệt.

Do sinh diệt, nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt. Ðây là thánh lý được khéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ.” (AN 10.92)

Như thế, khi thuyết giảng lý Duyên khởi, Đức Phật dạy cho chúng ta thấy rằng vì vơ minh và bị mê si mà sự hiện hữu và khổ đau hiện tại đã phát sinh; do sự diệt tận của vô minh, và từ đó ái diệt và thủ diệt, mà khơng cịn sự tái sinh nào tiếp theo; và như vậy, tiến trình hiện hữu được dừng lại, và cùng với sự dừng lại ấy, là sự chấm dứt mọi đau khổ.

Ở đây, xin trình bày sơ lược tóm tắt về các liên hệ giữa mười hai thành tố của lý Duyên khởi như sau:

Một phần của tài liệu Bình Anson - Căn bản Phật giáo (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)