Nghị định số 78/2002/ NĐ- CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng CSXH là “đòn bẩy” giúp người dân thoát nghèo.
Cũng như nhiều thôn xóm, tổ dân phố của tỉnh Vĩnh Phúc, trong hơn 15 năm qua (từ 2002 đến tháng 10/2018), tổ tiết kiệm và vay vốn ngân hàng CSXH thôn Đại Tự 4 của xã Đại Tự (huyện Yên Lạc) thường xuyên có trên dưới 40 hộ dân luân phiên vay vốn theo các chương trình của
Ngân hàng CSXH tỉnh. Nhờ nguồn vốn vay này mà nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Người góp công từ năm 2002 đến nay ở tổ vay vốn này là cụ Văn Khắc Biên. Cụ Biên được ngân hàng CSXH và người dân tổ vay vốn thôn Đại Tự 4 vinh danh là “cầu nối” để chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào người dân.
Cụ Văn Khắc Biên sinh năm 1940. Năm 1966 nhập ngũ ở Đoàn 250 Bắc Thái. Xuất ngũ, cụ cùng vợ con tích cực lao
động sản xuất và tham gia công tác xã hội ở thôn, xã như: cán bộ kế toán, chi hội phó chi hội NCT, phụ trách tủ sách hàng nghìn đầu sách của xã và mở cửa 2 buổi/tuần để nhân dân vào đọc, mượn sách... Từ năm 2002 cho đến nay, cụ làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng CSXH thôn Đại Tự 4.
Cụ Biên cho biết: Từ 3 chương trình tín dụng ban đầu, đến nay, ngân hàng CSXH đã mở rộng lên 16 chương trình. Nhiệm vụ của
Cụ Văn Khắc Biên cùng Giấy khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam tặng có thành tích tiêu biểu trong 15 năm 2002- 2017
(Tiếp theo trang 16)
Tổ trưởng là tuyên truyền vận động hộ nghèo, cận nghèo trong thôn hiểu và lập danh sách hồ sơ vay vốn theo từng chương trình rồi chuyển cho ngân hàng; cùng với người vay lên ngân hàng hoặc đến điểm giao dịch để nhận tiền vay; lưu giữ hồ sơ gốc và các biên bản họp tổ; kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay của người vay theo đúng mục đích; vận động người vay gửi tiết kiệm hàng tháng tại ngân hàng CSXH; đến hạn thì vận động, nhắc nhở người vay trả nợ đúng hạn... Do vậy, việc ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, đội ngũ cán bộ các điểm giao dịch lưu động tại địa phương luôn làm hài lòng người dân, kiểm soát tốt các khoản vay, hạn chế rủi ro cho khách hàng, giảm thiểu tối đa tình trạng nợ quá hạn. Tính đến hết tháng 10/2018, tổ có 38 hộ vay vốn ngân hàng CSXH theo các chương trình với tổng dư nợ gần 1,9
tỉ đồng.
Việc thường xuyên của tổ vay vốn như chăm con mọn mà tiền bồi dưỡng thì “nho nhỏ” nhưng cụ Biên vẫn nhiệt tình và chu đáo làm “cầu nối” suốt từ năm 2002 đến nay. Chính vì vậy, cụ Văn Khắc Biên được Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam tặng Giấy khen có thành tích tiêu biểu trong 15 năm thực hiện tín dụng chính sách giai đoạn 2002- 2017.
Niềm vui lớn nhất của cụ Biên là giúp ích được nhiều người. Vì vậy, cùng với tận tuỵ làm Tổ trưởng tổ vay vốn, từ tháng 7/2012 đến nay, cụ làm Phó Chủ nhiệm, phụ trách công tác tổ chức của CLB Văn- Thể NCT huyện Yên Lạc với gần 600 hội viên ở 16/17 xã, thị trấn. Đây là CLB Văn- Thể NCT có quy mô cấp huyện duy nhất và hoạt động hiệu quả nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhiệt tình, năng động với
công tác xã hội, cụ Biên cũng là “cầu nối” tuyệt vời trong gia đình về gia giáo, gia phong. Gần nửa thế kỷ gắn bó, cụ ông Văn Khắc Biên và cụ bà Nguyễn Thị Dậu luôn giữ đạo nghĩa vợ chồng thuỷ chung, mẫu mực; gia đình hoà thuận, hạnh phúc; nuôi dạy 5 người con trai gái lớn khôn, thành đạt, tử tế (có 4 người con làm nghề kinh doanh đồ điện, chăn ga gối đệm, may mặc và 1 người con làm cán bộ đoàn thể ở xã); 10 cháu nội, ngoại đều “chăm ngoan, học giỏi”, trong đó nhiều cháu tốt nghiệp đại học, cao đẳng, đã có việc làm ổn định...
Cụ Văn Khắc Biên phấn khởi, nói “Chính sự thành đạt và tử tế của con cháu cùng sự ấm no, phát triển, an bình của xóm làng trong phong trào xây dựng Nông thôn mới là động lực để chúng tôi sống vui, sống khỏe mà hăng hái tham gia công tác xã hội”.
Lê Đôn
kéo các tầng lớp xã hội tham gia vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, giải quyết những phức tạp trong tình thế cực kỳ khó khăn… mà còn là minh chứng của nghĩa cử cao đẹp, đạo đức trong sáng, tất cả vì nước, vì dân của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cán bộ Việt Minh. Mặt khác, còn thể hiện chính sách đại đoàn kết trước sau như một của Đảng, của Mặt trận Dân
tộc thống nhất và đó chính là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên của thể chế dân chủ nước Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước Việt Nam có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý, đại diện cho nhân dân Việt Nam cả về đối nội và đối ngoại. Đến nay, chính sách
đại đoàn kết toàn dân vẫn được kế thừa, phát triển, góp phần đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh, sóng gió đi đến thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Tùng Quyên