Kết Luận Chương

Một phần của tài liệu Phuong phap dinh luong du bao kinh te (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của đề tài

2.3. Kết Luận Chương

Kết quả phân tích cho ta thấy, tất cả các biến độc lập gồm mức độ phát triển về CNTT và truyền thông, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng và tổng vốn hình thành, đều tác động đến NSLD xã hội tại các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó, kết quả mô hình chỉ ra được tất cả các biến được đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê (vì P_value=0.0000 < 0.05). Cụ thể như sau:

Biến ICT (chỉ số chi cho phát triển và ứng dụng CNTT) là yếu tố tác động mạnh nhất đến NSLD xã hội các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Thêm vào đó, cùng với chỉ số này, còn có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và chi tiêu tiêu dùng cuối cùng đều có tác động cùng chiều đến NSLD xã hội. Điều này phù hợp so với kỳ vọng ban đầu của nhóm. Khi chỉ số chi cho phát triển và ứng dụng CNTT càng tăng (.1750986) thì NSLD xã hội tại các nước Châu Á- Thái Bình Dương càng tăng, và tương tự với các biến còn lại.

Việc ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất đã giúp gia tăng số lượng hàng hóa trong một thời gian ngắn, cải thiện chất lượng sản phẩm và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, giảm thiểu các chi phí và tối đa hóa được lợi nhuận. Hơn nữa, với thị trường trong nước, việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của các danh nhân giúp thị trường

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

18

ngày càng được mở rộng và được nhiều sự quan tâm, nhờ đó thúc đẩy xuất khẩu, điều này khiến cho NSLĐ xã hội trong nước càng tăng.

Tuy nhiên, biến Von (tổng vốn hình thành hay vốn đầu tư trong nước) có tác động ngược chiều với NSLĐ xã hội tại các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Khi tổng vốn hình thành càng tăng (-.0008816) thì NSLĐ xã hội tại các nước Châu Á-Thái Bình Dương càng giảm. Thật vậy, ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu vốn khiến cho tỷ trọng vốn giữa các ngành thay đổi, khi qui mô vốn tăng khiến chuyển dịch cơ cấu vốn giảm khiến cho năng suất vốn giảm, việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm cho năng suất vốn tăng cao, nhưng nếu tăng đầu tư thêm thì sẽ cản trở cho sự tăng trưởng cũng như năng suất vốn sẽ thấp bởi vì sự phân bổ cơ cấu vốn giữa các lĩnh vực chưa hợp lí cũng như nguồn vốn đã được sử dụng kém hiệu quả hay do khủng hoảng kinh tế khiến điều này xảy ra.

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

19

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Phuong phap dinh luong du bao kinh te (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)