Sái cổ (hội chứng vai gáy)

Một phần của tài liệu CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y docx (Trang 58 - 60)

Sái cổ là do tư thế nằm ngủ khác thường, đểđầu cổ không phù hợp, hoặc gối đầu quá cao, quá cứng, hoặc trong lúc ngủ gặp lạnh gây ra. Khi mới ngủ dậy phát hiện ra cổ bị cong, hướng cổ lệch về một bên, không quay sang phải, sang trái được, có khi đau đớn lan toả xuống vai, lưng.

Cách chữa: Lấy huyệt Tuyệt cốt, Lạc chẩm.

Dùng hào kim châm huyệt Tuyệt cốt, thủ pháp bình bổ, bình tả, không vê, chỉ nâng ấn, làm cả hai bên, lưu kim 20 phút. Huyệt Lạc chẩm dùng tả pháp, hoặc châm thêm Đại chuỳ, Hậu khê.

Giảng nghĩa của phương: Phương này chủ yếu lấy khử phong, tán hàn, thư cân, hoạt lạc(*) là chính. Nếu không cúi ngửa được, phối hợp thêm Liệt khuyết. Không quay phải trái được thì thêm Ngoại quan để sơ thông kinh khí, càng có kết quả. Đại chuỳ tuyên thông khí của chư dương. Kinh thủ thái dương đi qua cổ, huyệt Hậu khê là du huyệt của kinh thủ thái dương lấy huyệt đường xa, cũng có thể chữa sái cổ.

Phương huyệt kinh nghiệm đạt hiệu quả cao

• Tay trái đỡ cổ bên không đau, ngón cái tay phải thầy thuốc ấn phía dưới huyệt Thiên tr 1 thốn bên có bệnh, ấn mạnh, day thuận chiều kim đồng hồ. Day một hơi chừng 1 phút, ngừng 1 phút, day lại 1 phút. Bỏ tay ra người bệnh có thể quay cúi dễ dàng ngay. Nếu còn hơi khó chịu, ngày hôm sau day tiếp sẽ dứt (đối với chứng cấp tính).

• Lấy các huyệt: Đốt cổấn đau và Hiệp tích của nó, Cảnh trung, Kiên trung du.

51. Câm điếc

Người bị bệnh tuyệt đại đa số là do lúc còn nhỏ (1 - 2 tuổi) khi học nói đã bị bệnh, không chạy chữa kịp thời mà thành điếc, do điếc không học nói mà bị câm. Có hai loại: Tiên thiên tính(*) và hậu thiên tính(**).

- Tiên thiên tính, từ khi mới sinh ra đã không nghe thấy, vì thế mà không nói được, thành câm. - Hậu thiên tính, phần nhiều mắc bệnh do di chứng của trận sốt cao. Châm cứu đối với tiên

thiên tính ít có kết quả .

- Với hậu thiên tính, nếu thời gian câm điếc chưa lâu có thể chữa được.

Cách chữa: Đầu tiên chữa điếc. Sức nghe khôi phục xong mới chữa câm. Trước gọi là chữa, sau gọi là dạy. Chữa và dạy kết hợp, thường lấy huyệt cục bộở thiếu dương kinh.

Lấy huyệt: Nhĩ môn, Thính hội, Thính cung, Ế phong, Ngoại quan, Trung chử, Á môn, Liêm tuyền.

Bốn huyệt trước mỗi lần lấy 2 - 3 huyệt, dùng hào kim vê chuyển tiến kim, châm đứng kim (khi châm Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội, bảo người bệnh há miệng). Khi vê và rút kim đều dùng tả pháp, lưu kim 30 phút. Ngoại quan, Trung chử là huyệt đường xa, mỗi lần phối hợp một huyệt. Mỗi ngày châm một lần, hoặc cách ngày châm một lần. Thường phải châm trên 30 lần. Nếu không thấy chuyển, có thể tiếp tục châm nữa.

Khi sức nghe có khá hơn, gia châm Á môn, Liêm tuyền để tiến tới khôi phục tiếng nói. Người bệnh câm, điếc có được sức nghe rồi phải tập nói để chữa câm. Cần phải kiên trì tập nói lâu dài.

Giảng nghĩa của phương: Phương này phối hợp phối hợp với cả châm gần và châm xa, để

thông khí bị bế tắc ở kinh mạch có liên quan đến vùng tai. Nhĩ môn, Ế phong, Ngoại quan, Trung chử thông điều kinh khí ở thủ thiếu dương kinh. Thính hội, thông điều dương khí ở túc thiếu dương kinh. Thính cung, thông điều kinh khí ở Thủ thái dương kinh. Á môn, Liêm tuyền

lưu điều khí ở cuống lưỡi, là yếu huyệt chữa câm.

(*) Tiên thiên tính: Bệnh tật bẩm sinh, sinh ra đã có. (**) Hậu thiên tính: Bệnh tật sau khi sinh trưởng mới có.

Một phần của tài liệu CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y docx (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)