Hành kinh đau bụng

Một phần của tài liệu CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y docx (Trang 37 - 38)

Phụ nữ trước, sau, hoặc trong khi hành kinh, từ rốn trở xuống và lưng đau đớn, có khi đau quá không chịu nổi, gọi là đau bụng kinh. Bệnh này do cuộc sống tình cảm không tốt, tinh thần căng thẳng, hoặc bị lạnh, bị rét, ăn nhiều thứ tươi sống làm cho khí trệ, huyết ứ, hoặc khí huyết bất túc gây ra. Trước và trong khi hành kinh, bụng dưới đau dữ dội, sờ nắn đau tăng, có khi bầu vú cũng sưng đau, thậm chí có kèm đau lưng đùi. Sau khi thấy kinh các chứng giảm dần. Máu kinh màu tím có lẫn cục đỏ là chứng thực. Cuối kỳ hành kinh, hoặc sau kỳ hành kinh mà bụng dưới thấy đau, sờ nắn vào thấy giảm đau, máu kinh màu nhạt và ít, đó là chứng hư.

Châm cứu trị hành kinh đau bụng kết quả rất tốt. Nhưng cần phải bắt đầu chữa trước đợt hành kinh vài ba ngày và cần liên tục chữa khoảng 3 kỳ hành kinh như vậy.

Cách chữa:

a. Trước hoc trong k hành kinh đau bng, ly huyt: Nội đình, Tam âm giao.

Trước hết dùng hào kim châm Nội đình, sau châm huyệt Tam âm giao, đều theo tả châm, lưu kim 20 đến 30 phút có thể dứt đau. Nếu chưa có thể châm thêm Hợp cốc, Túc tam lý,

Quan nguyên, Trung cực, nhẹ thì 1-2 lần, nặng thì 4-5 lần.

Giảng nghĩa của phương: Tả Nội đình để khí huyết đi xuống, phối hợp Tam âm giao để

thông xướng(*) khí của ba kinh âm, gia Hợp cốc để đẩy mạnh khí huyết xuống mà giảm đau. Quan nguyên điều kinh khí của nhâm mạch. Túc tam lý thông xướng tỳ, vị. Trung cực lý hạ tiêu, đầu cuối đều có tác dụng dứt đau.

b. Sau k hành kinh đau bng: Lấy huyệt Thận du, Mệnh môn, Quan nguyên, Túc tam

lý, Tam âm giao.

Đều dùng phép bổ, châm xong thì cứu.

Giảng nghĩa của phương: Thận du, Mệnh môn ôn dương, tán hàn. Quan nguyên đại bổ

nguyên khí. Túc tam lý kiện vận khí của tỳ, vị. Bổ Tam âm giao, ôn thông kinh khí tam âm.

(*) Thông xướng: Thông đạt, thông thấu.

31. Tắc kinh

Phụ nữ tới thời kỳ hành kinh mà không có kinh nguyệt gọi là tắc kinh. Con gái phát dục bình thường, khoảng trên dưới 14 tuổi thấy có hành kinh. Nếu vượt quá tuổi đó mà không thấy kinh nguyệt, hoặc trước đã có kinh, qua một thời gian dài không thấy kinh nhưng không có thai,

đồng thời xuất hiện những triệu chứng kèm theo, đều gọi là tắc kinh.

Nếu do sau khi bị bệnh nặng, khí huyết hao tổn, hoặc sau đẻ ra máu quá nhiều, các lần hành kinh sau dần dần giảm ít hoặc tắc hẳn, tiêu hoá kém, phân nát, chân tay lạnh, đầu váng, hồi hộp, tinh thần mệt mỏi, toàn thân không có khí lực, môi mặt kém tươi, gọi là huyết khô tắc kinh. Nếu cáu giận, suy nghĩ, hoặc hành kinh bị cảm phong, thấp, ăn thứ tươi sống đưa đến huyết mạch ứ trệ, kinh nguyệt tự nhiên ngừng dứt, đau bụng dưới, khi đau không cho sờ, ngực tức, sườn đau, miệng đắng, táo bón, gọi là huyết trệ tắc kinh.

Một phần của tài liệu CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y docx (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)