Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất)
Cơ sở lý thuyết Xác định mô hìnhnghiên cứu
Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=50) Bảng câu hỏi sơ bộ
Kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA
Bảng câu hỏi chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức
Cronbach’s Alpha, EFA
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy
Viết báo cáo nghiên cứu
Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng Kiểm tra các yếu tố trích được Kiểm tra phương sai trích được Loại biến có trọng số nhỏ
Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy.
Kiểm tra độ phù hợp của mô hình Kiểm tra và kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và thang đo của các nghiên cứu trước đó, tôi đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ với các thang đo tính hữu ích cảm nhận, tính dễ sử dụng cảm nhận, chuẩn mực chủ quan, giá trị cảm nhận, ý định sử dụng và hình ảnh khách sạn, resort được điều chỉnh phù hợp với người dân TP.HCM. Sau khi điều chỉnh, bổ sung, thang đo được trình bày trong các bảng dưới đây:
Thang đo “tính hữu ích cảm nhận”
Thang đo “tính hữu ích cảm nhận” dựa trên thang đoWu và Chen (2005)gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ PU1 đến PU4.
Bảng 3.1. Thang đo về tính hữu ích cảm nhận
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
PU1 Sử dụng đặt chỗ điện tử cải thiện hiệu suất củatôi.
Wu và Chen (2005) PU2 Sử dụng đặt chỗ điện tử giúp tăng năng suất
của tôi.
PU3 Sử dụng đặt chỗ điện tử giúp tôi nâng cao hiệu quả.
PU4 Tôi thấy đặt chỗ điện tử rất hữu ích.
(Nguồn: Các tác giả dựa vào các nghiên cứu trước) Thang đo “tính dễ sử dụng cảm nhận”
Thang đo “tính dễ sử dụng cảm nhận” dựa trên thang đoCheng và cộng sự. (2006)gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ PEOU1 đến PEOU4.
20
Bảng 3.2. Thang đo về tính dễ sử dụng cảm nhận
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
PEOU1 Tương tác của tôi với đặt chỗ điện tử rất rõ ràng và dễ hiểu.
Cheng và cộng sự.
(2006) PEOU2 Tương tác với đặt chỗ điện tử không đòi hỏi
nhiều nỗ lực tinh thần của tôi. PEOU3 Tôi thấy đặt chỗ điện tử rất dễ sử dụng. PEOU4 Tôi thấy việc đặt chỗ điện tử dễ dàng để thực
hiện những gì tôi muốn.
(Nguồn: Các tác giả dựa vào các nghiên cứu trước)
Thang đo “tiêu chuẩn chủ quan”
Thang đo “chuẩn chủ quan” dựa trên thang đoChau và Hu (2002)gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ SN1 đến SN3.
Bảng 3.3. Thang đo về chuẩn chủ quan
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
SN1 Những người ảnh hưởng đến hành vi của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng đặt chỗ điện tử.
Chau và Hu (2002) SN2 Những người quan trọng đối với tôi nghĩ rằng
tôi nên sử dụng đặt chỗ điện tử.
SN3 Những người có ý kiến đánh giá cao đối với tôi sẽ thích tôi sử dụng đặt chỗ điện tử hơn.
(Nguồn: Các tác giả dựa vào các nghiên cứu trước)
Thang đo “giá trị cảm nhận”
Thang đo “giá trị cảm nhận” dựa trên thang đoDodds và cộng sự. (1991)gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ PV1 đến PV5.
Bảng 3.4. Thang đo về giá trị cảm nhận
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
PV1 đặt chỗ điện tử này rất đáng đồng tiền.
Dodds và cộng sự
(1991) PV2 Với mức giá của nó, đặt chỗ điện tử này là vừa
túi tiền.
PV3 Việc đặt chỗ điện tử này có thể được coi là một giao dịch mua thuận lợi.
PV4 Giá của việc đặt chỗ điện tử này có thể chấp nhận được so với chất lượng của nó.
PV5 Giá của việc đặt chỗ điện tử này tương ứng với giá trị của nó.
(Nguồn: Các tác giả dựa vào các nghiên cứu trước)
Thang đo “ý định sử dụng”
Thang đo “ý định sử dụng” dựa trên thang đoWu và Chen (2005)gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ ITU1 đến ITU4.
Bảng 3.5. Thang đo về ý định sử dụng
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
ITU1 Giả sử tôi có quyền truy cập vào đặt chỗ điện tử, tôi định sử dụng nó
Wu và Chen (2005) ITU2 Vì tôi đã có quyền truy cập Đặt chỗ điện tử, tôi
dự đoán rằng tôi sẽ sử dụng nó.
ITU3 Tôi dự định sử dụng đặt chỗ điện tử thường xuyên nếu cần.
ITU4 Tôi dự định sẽ tiếp tục sử dụng đặt chỗ điện tử trong tương lai.
22
Thang đo “hình ảnh ”
Thang đo “hình ảnh” dựa trên thang đoSuki.N.M và Suki.N.M (2017)gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ IM1 đến IM3.
Bảng 3.6. Thang đo về hình ảnh
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
IM1 Những người sử dụng đặt chỗ điện tử có uy tín hơn những người không sử dụng.
Suki và Suki (2017) IM2 Những người sử dụng đặt chỗ điện tử được
hưởng đãi ngộ tốt.
IM3 sử dụng đặt chỗ điện tử là một biểu tượng đặc trưng của một người.
(Nguồn: Các tác giả dựa vào các nghiên cứu trước) Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 50 người dân tại TP.HCM có ý định sử dụng ứng dụng đặt chỗ điện tử. Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức được dùng trong nghiên cứu chính thức. Trong đó nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không? (Đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1- Hoàn toàn không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Không có ý kiến, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
Nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 424 người dân TP.HCM có ý định sử dụng đặt chỗ điện tử. Khi có kết quả, tôi sẽ tiến hành tổng hợp thống kê dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát. Xử lý dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm AMOS (phiên bản 21).