II. TÌM HIỂU LUẬT AN NINH MẠNG
2. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA
Trong nền công nghiệp 4.0 như hiện tại, việc đảm bảo được an toàn cho người dùng trên không gian mạng là vô cùng quan trọng. Đây là môi trường, là điều kiện thuận lợi cho những hành vi phạm tội được tồn tại, sinh sôi.
Trong bất kì thời kì nào luật pháp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, ngày nay có cả luật An ninh mạng, góp phần xây dựng không gian mạng lành mạnh; bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia hoạt động trên không gian mạng; bảo vệ hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước hoạt động tấn công mạng; bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp; tạo cơ sở pháp lý để hội nhập quốc tế. Bộ luật ra đời với mục tiêu đảm bảo an toàn cho người dùng, hệ thống thông tin quốc gia, truy tìm và xử phạt những hành vi gây rối, dùng thông tin đánh cắp vào mục đích xấu như mua bán trao đổi, tống tiền, … Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Luật An ninh mạng phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các hoạt động tấn công mạng, khủng bố mạng, chiến tranh mạng khi tình trạng tấn công, đánh cắp thông tin đang ngày một gia tăng. Đem tới sự công bằng, quyền riêng tư cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể sử dụng Internet. Luật An ninh mạng giúp quy định cụ thể những hành vi bị xem là “trái pháp luật” liên quan tới tấn công mạng; quy định cụ thể các nhóm giải pháp cụ thể để phòng, chống tấn công mạng, quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan chức năng, chủ quản hệ thống thông tin. Là công cụ, cơ sở pháp lý hợp pháp, đầy đủ, cụ thể nhất đối với một môi trường rộng lớn như Internet tính tới năm 2021.