2 SÁCH KINH CÔNG GIÁO VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ
2.5.2. Công Giáo Việt Nam hùa theo chủ trương diệt chủng Do Thái của Đế quốc La Mã
quốc La Mã
Ai cũng biết đế quốc La Mã, chứ không phải dân Do Thái, bắt và đóng đinh Jesus trên thập giá vì vào thời đó nước Do Thái bị La Mã đô hộ nên quyền xét xử các tội nhân bản xứ hoàn toàn thống thuộc chính quyền của mẫu quốc. Đặc biệt việc áp dụng hình phạt đóng đinh trên thập giá là đặc quyền của đế quốc La Mã đối với nô lệ và dân thuộc địa. Người La Mã không áp dụng hình phạt này đối với các công dân của họ. Ngược lại, chính quyền bù nhìn Do thái thời đó do vua Herode cầm đầu cũng được phép xử tử tội nhân nhưng chỉ được dùng những cách thức thông thường như ném đá hoặc chém đầu chứ tuyệt đối không được phép áp dụng hình phạt đóng đinh tội nhân trên thập giá.
Đạo Công Giáo do hoàng đế La Mã Constantine thành lập năm 325, với ý đồ dùng tôn giáo làm phương tiện xâm lược toàn cầu, đã tôn Jesus vốn là nạn nhân của đế quốc La Mã lên thành Thiên Chúa tối cao nên bọn đế quốc đã tìm mọi cách đổ tội giết Jesus cho do Thái. Vì chẳng lẽ đế quốc La Mã lại tôn thờ một người do chính tay mình giết chết hay sao? Đó là nguyên nhân chính yếu đã khiến cho đế quốc La
Mã ra sức tuyên truyền xuyên tạc lịch sử nhằm tạo nên thành kiến thù ghét Do Thái triền miên trong lịch sử Âu Châu và cũng từ đó dẫn đến chủ nghĩa diệt chủng Do Thái của Vatican trong nhiều thế kỷ qua. Để thực hiện chủ trương này, Vatican đã soạn ra những bài kinh nhằm mục đích chạy tội giết Jesus của đế quốc La Mã mà đại diện của nó là quan toàn quyền Phong-xi-ô Phi-la-tô (Pontius Pilatus). Những âm mưu nham hiểm này được biểu lộ rõ nét nhất qua những bài kinh ngắm 14 nơi của Đàng Thánh Giá (TNKN 69-86) và kinh Ba Ngày Lễ Đèn (NK 250-277).
Sự thật lịch sử là quan toàn quyền La Mã Pontius Pilatus (Pilate) đã tuyên án xử tử Jesus về tội xúi giục dân chúng chống chính quyền, cũng tương tự như vua Herode chém đầu sư phụ của Jesus là Gio-an Bao-ti-xi-ta về tội này ba năm về trước. Chính Pilate trao Jesus cho toán lính La Mã thuộc quyền, do đại úy Longinus dẫn đầu, đem Jesus lên núi Sọ (Golgotha = Skull) để hành hình bằng cách lột trần truồng trước khi đóng đinh vào thập giá. Cái khố của Jesus trên thập giá tuy chỉ là một vật ngụy tạo nhỏ xíu nhưng thật sự nó là một tấm màn vĩ đại che lấp mọi sự dối trá bỉ ổi của Ki-tô Giáo nói chung và của Công Giáo La Mã nói riêng. Xin đọc thêm "Cái Khố Của Jesus Trên Thập Giá" của Charlie Nguyễn đăng trên Đông Dương Thời Báo – Houston, số 69 ngày 30.7.1998. Bài này được in lại trong tác phẩm
"Thực Chất Của Giáo Hội La Mã", quyển 1 của giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang, tr. 360 –365). Tuy nhiên sự ngụy tạo cái khố của Jesus trên thập giá không bỉ ổi cho bằng sự kiện quân lính La Mã luôn luôn hiện diện trong suốt lộ trình của Đàng Thánh Giá nhưng trong 14 bài kinh của nghi thức cầu nguyện này không hề nói đến quân La Mã mà chỉ dùng những danh từ như "quân dữ", "quân độc ác" hoặc "quân Giu-dêu" để chỉ người Do Thái. Thí dụ những câu như: "quân dữ toan đóng đinh Đức Chúa Giê xu thì nó lột áo ra hết", "Tôi khen lòng mạnh bạo bà Veronica chẳng sợ quân dữ". Khi đọc các bài kinh này, giáo dân Việt Nam có ấn tượng "quân dữ" là người Do Thái chứ không phải là quân La Mã! Ngoài ra còn có nhiều câu kinh miệt thị Do Thái và cố ý qui trách nhiệm giết Jesus cho họ như: "Đừng bắt chước quân Giu-dêu... Khi Phi-la-tô nghe lời quân Giu-dêu gắn vó van nài xin tha Baraba thì liền phú Đức Chúa Giê-xu cho quân lính đánh đòn cho đẹp lòng dân Giu dêu..." (KN 297). Ghê gớm nhất là lời