Trước khi có quyết định cuối cùng doanh nghiệp nên thẩm tra lại các vấn đề liên quan đến tư cách, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc của một số ứng viên. Cơ quan tuyển dụng có thể viết thư, gọi điện thoại hoặc đến gặp trực tiếp cơ quan cũ, chính quyền địa phương, trường học cũ, bạn bè hàng xóm của ứng viên. Công tác thẩm tra có thể thực hiện ngay sau khi giai đoạn nghiên cứu hồ sơ, nhưng như vậy có thể sẽ làm cho khối lượng thẩm tra lớn hoặc có thể ảnh hưởng chi phối đến những đánh giá sau này.
Doanh nghiệp cũng cần làm bản tổng kết về số điểm của các ứng viên qua các giai đoạn làm cơ sở cho các quyết định cuối cùng.
Đánh giá ứng viên là một khâu quan trọng trong quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Trong quá trình đánh giá ứng viên cần xác định ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trên nguyên tắc “Không phải giỏi nhất mà là phù hợp nhất”.
Khi đánh giá ứng viên, cần cân nhắc tất cả các yếu tố có liên quan đến công việc, cần xem xét và đánh giá trên góc độ đáp ứng hiệu quả công việc cao nhất.
Hộp 4.6. Mẫu đánh giá ứng viên
Yêu cầu công việc : Hãy khoanh tròn vào điểm đánh giá phù hợp nhất
Các mức điểm :
5 : Khác thường; 4 :Tốt hơn tiêu chuẩn quy định; 3 :Đạt mức tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu;
2 :Thấp hơn mức tiêu chuẩn yêu cầu một chút; 1 :Không thể chấp nhận được; 0 :Không thể hiện
ấn tượng chung
Rất có khả năng Có khả năng tốt Có khả năng Còn yếu Rất yếu
Các gợi ý :
Nên tuyển dụng Nên từ chối Gợi ý khác
Cho vị trí công tác :
Ký :
Người phỏng vấn Ngày
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tên người xin việc : Xin vào vị trí công việc : Thuộc đơn vị :