Chặt cây rừng, xâm phạm diện tích rừng làm nương rẫy, trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật vùng đồi núi thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 77 - 92)

Hiện tượng chặt cây, đốt rừng làm nương tại khu vực nghiên cứu tuy không phổ biến, nhưng vẫn còn gặp ở một số nơi tùy theo mục đích sử dụng của người dân. Một số hình thức dễ nhận thấy như:

- Chặt cây rừng để lấy đất trồng cây ăn quả như Nhãn, Vải; đặc biệt là diện tích trồng Vải tuy đã dừng lại, song có hiện tượng một số trang trại trồng vải đan xen vào rừng tái sinh tự nhiên.

- Một số nơi người dân chặt cây rừng, đốt nương để lấy đất trồng cây nông nghiệp như Sắn.

- Chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên thành rừng trồng một số cây công nghiệp như rừng Keo, rừng Bạch đàn, làm suy giảm đa dạng sinh học.

Hình 4.40: Phá rừng làm nương trồng Sắn Hình 4.41: Phá rừng làm nương

Hình 4.42: Diện tích đất trống ngày càng tăng Hình 4.43: Vải lấn át diện tích rừng tự nhiên

Hình 4.44: Rừng trồng Bạch đàn được mở rộng

Hình 4.45: Rừng trồng Keo đang được mở rộng

4.3.2.Khai thác trái phép tài nguyên ngoài gỗ

Hiện tại, một bộ phận người dân vẫn có thói quen vào rừng khai thác trái phép sản vật như:

- Khai thác các loài cây thuốc (Re, Chân chim, Bồ bồ), - Khai thác lấy sợi (Mây)

- Khai thác làm thuốc nhuộm (Củ nâu).

- Đặc biệt khai thác cây làm cảnh, nhiều loài do dáng dẹp hay một phần do tâm linh, do thị hiếu người tiêu dùng nên nhiều cây hoang dại cỡ lớn bị khai thác như Si, Đa, Lộc vừng. Hiện tượng khai thác cây cảnh để bán làm cho thiệt hại không những về số lượng của loài cây bị khai thác, mà còn làm suy giảm chất lượng môi trường chung do quá trình đưa cây cảnh từ rừng về nơi tập kết để bán.

Ngoài ra còn có hiện tượng khai thác đất trái phép: Việc khai thác đất để làm nền đường cho các dự án khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, hệ sinh thái, cảnh quan của khu vực nghiên cứu.

Hình 4.46: Loài Chân chim bị người dân khai thác dóc hết vỏ

Hình 4.47: Loài thuộc chi Si, đã bị người dân khai thác làm cảnh, chờ

Hình 4.48: Lấy đất làm nền đường của các dự án

Hình 4.49: Lấy đất làm nền đường của các dự án khác

Hình 4.50: Lấy đất làm nền đường tạo nên các khoảng trống trong

KVNC

Hình 4.51: Những ao nhỏ sau việc lấy đất làm nền đường tạo nên

4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu

Như tình trạng chung với nhiều địa phương trên cả nước, Chí Linh có hệ sinh thái đồi núi tự nhiên, tính ĐDSH cao hầu như chỉ còn gặp ở các đồi núi. Với mục đích nhằm bảo vệ hệ sinh thái đồi núi tự nhiên, duy trì và phát triển tính ĐDSH nói chung, bảo tồn các loài thực vật có giá trị bảo tồn nguồn gen và có giá trị kinh tế nói riêng. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm đạt được mục đích này như sau.

4.4.1.Xây dựng các chương trình thâm canh hiệu quả: nhằm mục đích vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường ở hệ sinh thái tự nhiên vùng đồi núi

Trong những năm gần đây, hiệu quả kinh tế từ cây vải và nhãn không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương như kỳ vọng của nhiều nông hộ. Nhiều hộ gia đình đã bắt đầu chặt cây vải trong các trang trại để chuyển trồng cây khác. Một số hộ ở thôn Đồng Châu, xã Hoàng Hoa Thám đã chuyển sang trồng cây sấu, sưa. Những trang trại trồng vải ở các xã điều tra, trước đây là rừng tự nhiên. Song do phong trào trồng cây vải cũng giống như những địa phương khác ở Chí Linh và ở các tỉnh khác như Bắc Giang, hàng loạt các trang trại trồng cây vải đã ra đời. Cây vải đã lấn át cây rừng, trong đó phải kể đến rừng thuần cây Dẻ cũng bị xâm lấn, nhiều nhất là ở thôn Hố Sếu xã Hoàng Hoa Thám.

Nhìn chung, trong các địa điểm điều tra, ngoài các phường Cộng Hòa, Văn An, Lê Lợi thì các xã còn lại là Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Hoàng Tiến, An Lạc, Hưng Đạo thì rừng tự nhiên chỉ còn lại ở chóp các ngọn núi và đồi. Hầu như chân đồi và chân núi đều không còn rừng tự nhiên, có nơi rừng trồng cây vải, cây keo đã lên tận đỉnh ở những quả đồi thấp. Điều này dễ thấy ở các thôn Hố Giải, Tân Lập (xã Hoàng Hoa Thám), các thôn: Vành Liệng, Gốc Lách (xã Bắc An); ngọn núi sau chùa Ngũ Đài (xã Hoàng Tiến).

Điều mà nhiều người dân dễ nhận thấy là diện tích tự nhiên ở Chí Linh còn rất ít so với những năm trước đây, và hiện tượng giảm chất lượng cũng như diện tích rừng tự nhiên vẫn chưa dừng lại. Vì vậy, việc đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên rừng là rất cấp bách, đặc biệt là bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nơi đây. Theo chúng tôi, có 2 giải pháp chung còn tùy từng xã theo địa hình, điều kiện kinh tế của người dân mà triển khai cho thích hợp:

- Trong các mô hình trồng trọt, nên áp dụng các công thức luân canh hợp lý nhằm bảo vệ tài nguyên đất và hiệu quả kinh tế cao. Đây là một trong yếu tố đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững phục vụ cho phát trển kinh tế và bảo vệ được môi trường sinh thái.

- Phát huy điều kiện tự nhiên, môi trường đa dạng các loại địa hình đồi núi, ao, đầm, sông… tổ chức trồng, chăn nuôi những loài “bản địa” có giá trị kinh tế cao. Ví dụ như mô hình nuôi gà dưới tán rừng trồng như ở thôn Vành Liệng, Bãi Thảo (xã Bắc An), có nhiều trang trại nuôi gà dưới tán cây vải là nguồn cung cấp số lượng lớn về gà dùng làm thực phẩm cho Hải Phòng, Hà Nội và Hải Dương. Đây là một trong các giải pháp làm giảm áp lực của người dân địa phương tác động vào rừng tự nhiên.

Xây dựng các mô hình trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên như: Bò khai, Gừng, Riềng, Khoai sọ, Lá dong, Củ mài… Đây là các loài cây bản địa có thể sống tốt và cho năng suất cao khi trồng dưới tán rừng. Với mô hình này, người dân có thể có thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống, giảm áp lực khai thác tài nguyên cho rừng tự nhiên. Đồng thời, với mô hình này rừng ở Chí Linh sẽ tăng độ che phủ, tăng khả năng giữ nước giữ đất. Về lâu, sẽ hình thành một hệ sinh thái bền vững về cả mặt sinh thái lẫn sinh kế.

4.4.2.Trồng thêm cây có nguồn gốc là cây bản địa thay thế vào diện tích rừng trồng.

Trong các địa điểm khảo sát thì xã An Lạc là địa điểm có nét đặc thù riêng, là địa phương có cụm di tích văn hóa – lịch sử Đền Cao, cụm di tích văn hóa - lịch sử quan trọng nằm trong cụm cảnh quan du lịch văn hóa đặc sắc của Chí Linh nói riêng và của Hải Dương nói chung. Nhằm phát huy được tầm quan trọng của cụm di tích này, vừa bảo tồn được môi trường sinh thái trong đó có loài thực vật quí hiếm có

giá trị bảo tồn nguồn gen, loài Lim xanh Erythrophleum fordii. Theo chúng tôi, khu

vực đền Cao phải được bảo tồn nghiêm ngặt, nhất là 54 cây Lim xanh đã được đăng ký trong Danh sách cây có giá trị bảo tồn quốc gia. Đồng thời, hiện nay, trên thảm mặt đất dưới gốc các cây Lim thuộc khuôn viên Đền Cao có rất nhiều cây non tái sinh. Đây chính là thảm thực vật đầy hứa hẹn tốt trong tương lai có thể thay thế cho các cây Lim xanh già bị cỗi mà chết đi, hoặc do gió bão mà bị gẫy, hoặc đổ.

Ngoài việc bảo tồn hệ thực vật Lim xanh khu vực Đền Cao, nên trồng bổ sung thêm các loài thực vật bản địa, nhằm làm tăng diện tích thảm thực vật và làm đa dạng hơn về hệ thực vật có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn của hệ thực vật đối với

du khách. Chính quyền địa phương đã quản lý tốt khu vực khuôn viên của Đền Cao, dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch như các nhà hàng ăn uống, quán bán hàng lưu niệm đã được qui hoạch ở phía ngoài cổng khu đền, trên khu vực đền các quán hàng ở xung quanh sân. Tuy nhiên, chính quyền xã cũng nên có qui hoạch chi tiết hơn, không nên cho dịch vụ ăn uống ở phía trong đền, tuyệt đối không cho phép mở thêm các hàng quán nhất là ở các nơi có thảm Lim xanh đang tái sinh.

Đường đi từ khu đền Cao lên khu đền thờ vua Lê Đại Hành, hai bên đường đã được trồng cây Keo tai tượng và cây Bạch đàn. Theo chúng tôi nên thay thế hai loài cây này bằng các loài cây bản địa, có tán rộng thì tốt hơn và phù hợp với quần thể di tích lịch sử, đồng thời có bóng râm che cho du khách và tạo sức hấp dẫn hơn với du lịch tham quan.

4.4.3.Xây dựng các phương pháp quản lý và giáo dục nhận thức về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng

Diện tích rừng Dẻ với khoảng 1.000 ha, tập trung vào 2 xã Hoàng Hoa Thám và Bắc An. Từ năm 2001 đến 2003, Trung tâm môi trường và Lâm sinh nhiệt đới kết hợp cùng lâm trường và phòng nông nghiệp huyện Chí Linh thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình sử dụng bền vững rừng dẻ tái sinh ở huyện Chí Linh”. Mô hình này đã góp phần nâng cao mang lại thu nhập kinh tế cho người dân trong vùng, quan trọng hơn là đã khôi phục được rừng dẻ tự nhiên ở Chí Linh mà hiếm có địa phương nào ở miền Bắc có được. Tuy nhiên, gần đây ở 2 xã kể trên, có hiện tượng người dân phát triển trồng cây Vải và đã có chỗ lấn cả vào diện tích bìa rừng Dẻ tự nhiên, điển hình như ở thôn Hố Sếu xã Hoàng Hoa Thám.

Hiện nay, thảm rừng Dẻ tự nhiên này tạo nên một thảm trải dài liên tục từ huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) kéo qua xã Hoàng Hoa Thám xuống xã Bắc An. Đây là dải rừng Dẻ tự nhiên không nơi nào có ở miền Bắc, nếu bị thu hẹp diện tích, hoặc bị mất đi thì là một điều mất mát to lớn cho thảm thực vật rừng của miền Bắc và cho cả Việt Nam. Vì vậy, cần thiết đề ra các quy định quản lý rừng chặt chẽ hơn nữa, hạn chế mức thấp nhất diện tích rừng dẻ tự nhiên bị thu hẹp.

Hiện tượng người dân ở thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám vào lấy củ nâu, củ mài, mây ở khu vực rừng chùa Thanh Mai vẫn có thể dễ gặp. Trước mắt, đây là

nguồn thu nhập tuy không lớn nhưng cũng là nguồn thu hấp dẫn đối với những người nông dân khu vực này. Chính quyền địa phương (thôn, xã) nên có khuyến cáo người dân tạm dừng khai thác, vì theo điều tra của chúng tôi trữ lượng củ nâu, mây có ở khu vực rừng Thanh Mai là rất ít. Nếu cứ tiếp tục khai thác như hiện tại, thì chỉ trong thời gian ngắn nữa loài này sẽ bị mất đi ở khu vực này. Về việc này, chính địa phương có thể kết hợp với Phòng Nông nghiệp huyện để xây dựng mô hình trồng cây Củ mài, mây, vừa có thể giảm khai thác các loài này ngoài tự nhiên, vừa có thể tăng thêm thu nhập cho người dân.

Ở 2 xã Bắc An (thôn Bãi Thảo và Cổ Mệnh) và Hoàng Hoa Thám (thôn Thanh Mai và Đồng Châu), người dân vào rừng khai thác các cây dược liệu như: bóc vỏ cây chân chim làm thuốc, vỏ cây Re để làm hương phục vụ lễ hội, nhựa cây Sau sau để làm nhiên liệu nhuộm vải, nhuộm lưới. Theo kết quả điều tra, cũng như nguồn củ nâu ở khu vực rừng Thanh Mai (Hoàng Hoa Thám) thì nguồn nhiên liệu các cây có giá trị dược liệu này cũng mức báo động cạn kiệt. Vì vậy, cần phải có thời gian trong khoảng 6-7 năm nữa thì chúng mới có khả năng hồi phục lại được nếu với điều kiện không được tiếp tục khai thác nữa.

Nhìn chung, Chí Linh có nhiều danh lam thắng cảnh như chùa, đền đang ngày càng thu hút khách du lịch thập phương hàng năm đến tham quan. Mặc dù, ở Chí Linh, cơ quan quản lý rừng đã có qui hoạch các loại rừng trên địa bàn. Tuy nhiên, theo chúng tôi nên có qui hoạch chi tiết hơn nữa đến từng khoảnh rừng, nhất là rừng phục vụ sản xuất giao khoán cho các hộ dân ở các xã thì việc bảo vệ rừng càng được thực hiện tốt hơn. Có như vậy thì tính đa dạng về thành phần loài của hệ thực vật mới được bảo tồn và phát triển bền vững. Đồng thời, đây cũng là nơi sinh sống của các loài động thực vật có giá trị, do vậy mà các loài này cũng sẽ được bảo tồn và phát triển.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Về các quần xã thực vật: Khu vực đồi núi Thị xã Chí Linh (Hải dương) có

3 Kiểu thảm: Kiểu thảm Rừng hỗn giao lá rộng và kiểu thảm Rừng Dẻ thuần loài thuộc Lớp quần hệ rừng thưa. Thảm cây bụi thứ sinh thuộc Lớp quần hệ cây bụi.

2. Xây dựng danh lục loài: Bước đầu xác định được khu vực đồi núi Thị xã

Chí Linh (Hải dương) có 652 loài thuộc 440 chi, 142 họ thuộc 5 ngành: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Ngành Thông (Gymnospermae - Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Angiospermae - Magnoliophyta).

3. Đánh giá về đa dạng phân loại:

+ Đa dạng mức độ ngành: Trong số 652 loài đã được xác định, ngành Ngọc

lan chiếm ưu thế tuyệt đối với 617 loài (94,63%), tiếp đến là các ngành Dương xỉ, Thông, Thông đất và ngành Cỏ tháp bút. Sự phân bố của các taxon trong các ngành là không đều nhau.

+ Đa dạng mức độ họ: Đa dạng nhất có 10 họ tuy chỉ chiếm 7,04% số họ toàn

hệ nhưng chiếm tới 39,26% tổng số loài và chiếm 35,23% tổng số chi trong toàn HTV, đó là: Poaceae với 47 loài, Euphorbiaceae với 39 loài, Cyperaceae với 33 loài, Fabaceae với 31 loài,...

+ Đa dạng mức độ chi: Có 11 chi đa dạng nhất (có từ 5 loài trở lên) chiếm

11,02% tổng số loài của toàn HTV như: Cyperus có 11 loài, 3 chi Ficus, Hedyotis,

Fimbristylis cùng có 8 loài, Solanum có 7 loài.

Số loài phân bố trên 1 km2 là 12,38, con số này thuy có thấp hơn HTV Yên Tử

(25,38) và HTV Khe Rỗ (18,60), nhưng so với HTV Tây Yên Tử (11,89) thì gần như tương đương nhau.

+ Các chỉ số của các taxon trong HTV bao gồm: chỉ số họ là 4,59 chỉ số chi

1,48 và số chi/họ là 3,10. Các chỉ số này thấp hơn so với các khu bảo tồn Tây Yên Tử và Khe Rỗ, nhưng so với HTV Yên Tử thì sự sai khác là không đáng kể.

4. Giá trị tài nguyên:

+ Về giá trị sử dụng: HTV khu vực đồi núi Thị xã Chí Linh (Hải dương) có

tới 515 loài cây có giá trị sử dụng, chiếm 78,99% số loài của HTV, trong đó nhóm cây làm thuốc là lớn nhất (404 loài), chiếm tới 61,96%; tiếp theo là nhóm làm cảnh, cho hoa và bóng mát chiếm 28,07%; ngay sau đó là nhóm các loài cây ăn được chiếm 27,61% và nhóm cho gỗ chiếm 17,02%.

+ Về nguồn gen nguy cấp: HTV khu vực đồi núi Thị xã Chí Linh (Hải dương)

có tất cả 32 loài thực vật nguy cấp cần phải bảo tồn, chiếm 4,91% tổng số loài của hệ. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, vì vậy cần phải đặc biệt được ưu tiên trong công tác bảo tồn.

5. Về dạng sống của thực vật: Nhóm chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế tuyệt đối với 72,70% tổng số loài của toàn hệ, trong đó, Ph = Ph = 5,41Mg + 15,95Me + 8,44Mi + 22,39Na + 7,21Hp + 12,58Lp + 0,61Suc + 0,61Pp + 0,46Ep. Tiếp đó là các nhóm chồi ẩn (Cr) với 8,59%, và thấp nhất là nhóm cây chồi sát đất (Ch) với 3,22%, phổ chung là: SB = 72,70Ph + 3,22Ch + 7,36Hm + 8,59Cr + 8,13Th.

6. Về các mối tương quan với các HTV khác, mức độ đa dạng giữa các

vùng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật vùng đồi núi thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 77 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)