Đa dạng phân loại hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật vùng đồi núi thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 48)

4.2.3.Đa dạng về mức độ ngành của hệ thực vật Chí Linh

Qua Bảng 4.1 và Hình 4.9, cho thấy Sự phân bố của các taxon trong các ngành khá chênh lệch. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số lượng loài lớn nhất chiếm 94,63% tổng số loài của cả hệ thực vật, số lượng chi chiếm 94,09% tổng số chi của cả hệ thực vật, số lượng họ chiếm 85,92% tổng số họ của cả hệ thực vật. Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có số loài là 29 chiếm 4,45% tổng số loài thực vật của cả hệ, thuộc 20 chi chiếm 4,55% tổng số chi thực vật của cả hệ. Ngành Dương xỉ có 14 họ chiếm 9,86% tổng số họ thực vật của cả hệ.

Trong 3 ngành còn lại của hệ thực vật tại Chí Linh đã tìm thấy được là các ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Thông (Pinophyta) thì số lượng và tỉ lệ của các họ, chi, loài so với toàn khu đồi núi Chí Linh, Hải Dương đều rất thấp.

Bên cạnh đó, nếu so sánh sự phân bố của các taxon trong các ngành của hệ thực vật Chí Linh với hệ thực vật Việt Nam, chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của hệ thực vật vùng đồi núi thị xã Chí Linh với HTV Việt Nam

TT

NGÀNH Chí Linh Việt Nam*

VIỆT NAM LA TINH Số loài % Số loài %

1 Ngành Thông đất Lycopodiophyta 1 0,15 57 0,54 2 Ngành Cỏ tháp bút Equisetophyta 1 0,15 2 0,02 3 Ngành Dương xỉ Polypodiophyta 29 4,45 669 6,31 4 Ngành Thông Pinophyta 4 0,61 63 0,59 5 Ngành Ngọc lan Magnoliophyta 617 94,63 9.812 92,52 Tổng 652 100 10.605 100

(Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)

Từ số liệu trên cho thấy: Mặc dù diện tích của HTV Chí Linh chỉ chiếm khoảng 0,21% tổng diện tích rừng đặc dụng Việt Nam (hiện nay, Việt Nam có tổng diện tích rừng đặc dụng là 2.541.675 ha), nhưng HTV Chí Linh có số loài chiếm tới 652/10.605 = 6,015% tổng số loài trong HTV Việt Nam, đây là một tỷ lệ khá lớn. Trong hệ thực vật khu đồi núi Chí Linh và hệ thực vật Việt Nam, ngành Ngọc lan đóng vai trò hàng đầu và chiếm trên 90% tổng số loài. Tiếp đến là ưu thế thuộc về ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 4,54% đối với hệ thực vật khu vực đồi núi Chí Linh và 6,31% đối với hệ thực vật Việt Nam. Ngành có ưu thế thứ 3 là ngành Thông (Pinophyta), với số loài chiếm 0,61 ở hệ thực vật khu vực đồi núi Chí Linh và 0,59% ở hệ thực vật Việt Nam. Còn với hai ngành còn lại là Thông đất (Lycopodiophyta) và Cỏ tháp bút (Equisetophyta) đều chiếm 0,15% số loài ở hệ thực vật khu đồi núi Chí Linh, và cả hai cùng chỉ có 1 loài duy nhất. Còn với hệ thực vật Việt Nam, hai ngành Thông đất và Cỏ tháp bút lần lượt chiếm 0, 54% và 0,02 %. Ở đây, ta thấy có sự khác nhau khá lớn giữa tỷ lệ các loài thuộc ngành Thông đất và ngành Cỏ tháp bút ở hệ thực vật khu đồi núi Chí Linh và Việt Nam. Ở đây, Ngành Cỏ tháp bút chiếm tỷ lệ số loài/VN là lớn nhất với 50%.

Khi so sánh tỷ lệ % số loài trong các ngành giữa hệ thực vật Chí Linh với một số hệ thực vật khác, ở đây, chúng tôi lấy số liệu so sánh với khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử, KBTTN Khe Rỗ và KBTTN Yên Tử, kết quả nhận thấy như sau:

Điểm nổi bật nhất đáng lưu ý là HTV Khe Rỗ có sự có mặt của 6 ngành thực vật, trong khi HTV Yên Tử chỉ có sự có mặt của 3 ngành thực vật, còn HTV Chí Linh và HTV Tây Yên Tử đều có sự có mặt của 5 ngành thực vật.

Sự phân bố không đều của taxon bậc loài trong các ngành đều xảy ra, vẫn là sự thống trị của ngành Ngọc lan sau đó đến ngành Dương xỉ, các ngành còn lại chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ hay không có. Ngành Ngọc lan ở HTV Yên Tử đứng đầu với 94,90%, tiếp đến là các hệ thực vật khác nhưng dù ở hệ thực vật nào đi chăng nữa thì tỷ lệ đó vẫn lớn hơn 90%. Ngành Dương xỉ của HTV Chí Linh chiếm tỷ lệ 4,45%, tuy thấp hơn tỷ lệ ở HTV Khe Rỗ (5,50%) nhưng lại cao hơn ở HTV Tây Yên Tử (4,00%), Yên Tử (3,97%). Các ngành còn lại chỉ chiếm tỷ lệ rất ít hay chưa tìm thấy trong các hệ thực vật. Riêng ngành Lá thông có tới 3 hệ thực vật không tìm thấy đại diện nào (HTV Chí Linh, HTV Tây Yên Tử, HTV Yên Tử). Tuy đây là 3 vùng giáp nhau, chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu như nhau nhưng có sự khác nhau về tỷ lệ các loài trong cùng một ngành giữa các HTV là do mỗi HTV đều chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình khác nhau hay cũng có thể do thực tế của quá trình nghiên cứu chi tiết, rộng khắp,… của từng vùng cũng khác nhau. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện loài trong các ngành cũng như sự chênh lệch về tỷ lệ của tổng số loài trong từng ngành ở mỗi hệ thực vật. Mặc dù vậy, qua đây cũng có thể thấy được xét về tỷ lệ số loài % trong các ngành của HTV Chí Linh so với các HTV lân cận là gần như tương tự nhau. Sự khác nhau được thể hiện là không đáng kể.

Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ % số loài của Hệ thực vật khu đồi núi Chí Linh với các Hệ thực vật KBTTN Tây Yên Tử, KBTTN Khe Rỗ và KBTTN Yên Tử

TT NGÀNH HTV Chí Linh HTV Tây Yên Tử * HTV Khe Rỗ * HTV Yên Tử *

VIỆT NAM loài Số % Số

loài % loài Số % loài Số %

1 Ngành Lá thông (Psilotophyta) 1 0,09 2 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 1 0,15 7 0,80 8 0,76 3 Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 0,15 4 0,46 1 0,09 4 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 29 4,45 35 4,00 58 5,50 28 3,97 5 Ngành Thông (Pinophyta) 4 0,61 11 1,26 7 0,66 8 1,13 6 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 617 94,63 817 93,48 980 92,89 670 94,90 Tổng 652 100 874 100 1.055 100 706 100 (Nguốn: theo [8, 11, 13, 22, 30])

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng cao hay thấp là diện tích vùng nghiên cứu. Tiến hành so sánh trên một đơn vị diện tích, chúng tôi cũng thấy sự khác nhau đó thông qua Bảng 4.4.

Bảng 4.4: So sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích giữa Hệ thực vật khu đồi núi Chí Linh với các Hệ thực vật KBTTN Tây Yên Tử, KBTTN Khe Rỗ và

KBTTN Yên Tử

Các khu HTV Chí Linh Tây Yên Tử Yên Tử Khe Rỗ

Diện tích (Km2) 52,6705 73,50 27,83 56,73

Số loài 652 874 706 1.055

Loài/Km2 12,38 11,89 25,37 18,60

(Nguồn: theo [8, 11, 13, 22, 30])

Qua số liệu ở bảng 4.4, cho chúng ta thấy HTV khu đồi núi Chí Linh với một diện tích nhỏ mà chúng tôi đã điều tra đã thu thập được 562 loài, điều này chứng tỏ sự đa dạng về thành phần loài thực vật ở đây khá cao. So với các HTV lân cận HTV

Chí Linh thể hiện rõ sự đa dạng về số loài. Đây cũng là một số liệu quan trọng công công tác định hướng bảo tồn cả HTV.

Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện trong các ngành, mà còn được thể hiện ngay trong các lớp của ngành Ngọc lan - ngành có số lượng loài lớn nhất trong thế giới thực vật. Tiến hành phân tích sâu hơn về ngành Ngọc lan chúng tôi thu được kết quả như sau: Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida (hay lớp Hai lá mầm-Dicotyledoneae) chiếm ưu thế với số loài là 472 - chiếm 72,39% của toàn hệ thực vật và 76,50% của ngành Ngọc lan, số chi là 331 - chiếm 75,23% của toàn hệ thực vật và 79,95 % của ngành Ngọc lan, và số họ là 97 - chiếm 68,31% của toàn hệ thực vật và 79,51% của ngành Ngọc lan. Lớp Hành - Liliopsida (hay lớp Một lá mầm - Monocotyledoneae) chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, số loài chỉ là 145 - chiếm 22,24% của toàn hệ thực vật và 23,50% của ngành Ngọc lan, số chi là 83 - chiếm 18,86,03% của toàn hệ thực vật và 20,05% của ngành Ngọc lan, và số họ là 25 - chiếm 17, 61% của toàn hệ thực vật và 20,49% của ngành Ngọc lan.

Tỷ lệ loài giữa lớp Magnoliopsida và lớp Liliopsida là 3,26 nghĩa là cứ 3,26 loài thuộc lớp Magnoliopsida thì có một loài thuộc lớp Liliopsida. Tương tự như thế tỷ lệ ở các cấp họ và chi là 3,88 và 3,99. Từ đó, có thể khẳng định được tính ưu thế vượt trội của lớp Ngọc lan - Magnoliopsida trong ngành Magnoliophyta, thậm chí trong toàn hệ thực vật, cụ thể ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Sự phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan của HTV Chí Linh Lớp

Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Magnoliopsida 97 79,51 331 79,95 472 76,5

Liliopsida 25 20,49 83 20,05 145 23,5

Tổng 122 100 414 100 617 100

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Họ Chi Loài Magnoliopsida Liliopsida

Hình 4.10: Biểu đồ % phân bố tỷ trọng của hai lớp trong ngành Ngọc lan

Tiến hành so sánh số loài giữa lớp Ngọc lan và lớp Hành của hệ thực vật Chí Linh với khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử, KBTTN Khe Rỗ và KBTTN Yên Tử, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ Magnoliopsida/Liliopsida (M/L) như sau:

Bảng 4.6: Bảng so sánh tỷ lệ % số loài của lớp Ngọc lan và lớp Hành trong ngành Ngọc lan giữa HTV Chí Linh với các HTV Khu (BTTN) Tây Yên Tử,

KBTTN Khe Rỗ và KBTTN Yên Tử Ngành HTV Chí Linh HTV Tây Yên Tử HTV Khe Rỗ HTV Yên Tử Số loài % Số loài % Số loài % Số loài % Magnoliopsida 472 76,50 710 86,90 824 84,08 579 86,42 Liliopsida 145 23,50 107 13,10 156 15,92 91 13,58 Magnoliophyta 617 100 817 100 980 100 670 100 Tỷ lệ M/L 3,26 6,64 5,28 6,36

Khi phân tích các chỉ số của các taxon trong hệ thực vật Chí Linh nhận được kết quả sau: Chỉ số họ là 4,59 (trung bình mỗi họ có 4,59 loài), chỉ số chi là 1,48 (trung bình mỗi chi có 1,48 loài) và chỉ số chi trên chỉ số họ là 3,10 (trung bình mỗi họ có 3,10 chi).

Nếu đem so sánh các chỉ số này với các chỉ số ở khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử, KBTTN Khe Rỗ và KBTTN Yên Tử, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng sau.

Bảng 4.7: Bảng so sánh các chỉ số của HTV Chí Linh với các HTV BTTN Tây Yên Tử, KBTTN Khe Rỗ và KBTTN Yên Tử

Các chỉ số HTV Chí Linh HTV Tây Yên Tử HTV Khe Rỗ HTV Yên Tử Chỉ số họ 4,59 5,58 7,03 4,64 Chỉ số chi 1,48 1,70 1,83 3,64 Chỉ số chi/họ 3,10 3,28 3,85 1,28

Qua bảng 4.7 cho ta thấy các chỉ số họ, chi , chi/họ của HTV Chí Linh so với các HTV Tây Yên Tử, Khe Rỗ là thấp hơn, nhưng so với HTV Yên Tử thì gần như tương đương nhau.

Đáng lưu ý, chỉ số chi của HTV Chí Linh (1,48) là thấp nhất so với 3 HTV còn lại (1,70, 1,83 và 3,64). Điều này cho thấy HTV Chí Linh có nhiều chi ít loài, cụ thể ở đây là nhiều chi đơn loài. Vì vậy, nếu mất đi một loài thì đồng nghĩa với việc mất đi bậc taxon lớn hơn. Do vậy rất cần thiết cho việc bảo tồn các taxon này.

4.2.4.Đa dạng về mức độ họ của hệ thực vật Chí Linh

Trong số 142 họ tại hệ thực vật vùng đồi núi Chí Linh thì có tới 53 họ gặp 1 loài duy nhất. Việc xuất hiện nhiều họ đơn loài cho thấy cần có những biện pháp bảo tồn trong giao đoạn tới. Có 17 họ có số lượng loài lớn hơn hoặc bằng 10, trong đó có 2 họ lớn là Cỏ - Poaceae với 47 loài, họ Thầu dầu - Euphorbiaceae với 39 loài. Họ Poaceae, Euphorbiaceae cũng là một trong những họ có số lượng loài và chi lớn nhất hệ thực vật Việt Nam.

Việc đánh giá và phân tích đa dạng ở mức độ họ cũng là một phần quan trọng khi nghiên cứu đa dạng một hệ thực vật. Thông thường, khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, người ta thường phân tích 10 họ nhiều loài nhất của HTV đó. Bởi vì: Tỷ lệ (%) của 10 họ giàu loài nhất so với tổng số loài của toàn hệ được xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so sánh đáng tin cậy. Vì nó không phụ thuộc vào diện tích nghiên cứu cũng như mức độ giàu loài của hệ thực vật. Tuân theo quy luật chung đó, chúng tôi đã phân tích 10 họ lớn nhất trong khu hệ thể hiện ở Bảng 4.8.

Bảng 4.8: Bảng thống kê 10 họ đa dạng nhất của HTV Chí Linh STT Họ Số loài Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) 1 POACEAE 47 7,21 31 7,08 2 EUPHORBIACEAE 39 5,98 22 5,02 3 CYPERACEAE 33 5,06 11 2,51 4 FABACEAE 31 4,75 22 5,02 5 RUBIACEAE 28 4,29 15 3,42 6 ASTERACEAE 23 3,53 21 4,79 7 CAESALPINIACEAE 19 2,91 11 2,51 8 APOCYNACEAE 12 1,84 11 2,51 9 CONVOLVULACEAE 12 1,84 7 1,60 10 MORACEAE 12 1,84 4 0,91 Tổng 256 39,26 155 35,39

Từ Bảng 4.8, cho thấy: Với 10 họ (chỉ chiếm 7,04% tổng số họ toàn hệ) nhưng đã có tới 155 chi (chiếm 35,39%) và 256 loài (chiếm 39,26%).

Với kết quả này cho thấy hệ thực vật vùng đồi núi Chí Linh có thành phần họ rất đa dạng. Phù hợp với nhận định của A. L. Tolmachop, 1974 (ghi theo Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 1997) rằng, ở vùng nhiệt đới, thành phần thực vật khá đa dạng, thể hiện ở chỗ là rất ít họ có số loài chiếm đến 10% tổng số loài của hệ thực vật (ở đây họ Poaceae nhiều loài nhất chỉ chiếm 7,21%) và tổng tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất <50% tổng số loài của cả HTV (ở đây tổng của 10 họ nhiều loài nhất mới chỉ chiếm có 39,26%).

Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng, vì đây là hệ thực vật đã bị tác động nhiều nên trong số các họ thực vật giàu loài trên, ít có đại diện là họ có nhiều cây gỗ. Với sự phục hồi mạnh mẽ của hệ thực vật nơi đây thì việc trong tương lai các họ giàu loài sẽ có thể có mặt nhiều hơn các đại diện là cây gỗ.

4.2.5.Đa dạng ở mức độ chi của hệ thực vật vùng đồi núi Chí Linh

Đề cập đến các chi đa dạng là đề cập đến tính giàu loài của nó. Hệ thực vật ở vùng núi Chí Linh có khá nhiều chi giàu loài, chiếm tỷ lệ lớn số loài của toàn khu hệ. Khi xét đến mức độ này, chúng tôi đã phân tích 11 chi đa dạng nhất - với số loài từ 5 trở lên và thu được kết quả thể hiện ở Bảng 4.9.

Bảng 4.9: Thống kê các chi đa dạng nhất của HTV vùng đồi núi Chí Linh

TT Chi Họ Số loài Tỷ lệ với hệ thực vật

(%) 1 Cyperus Cyperaceae 11 1,69 2 Ficus Moraceae 8 1,23 3 Hedyotis Rubiaceae 8 1,23 4 Fimbristylis Cyperaceae 8 1,23 5 Solanum Solanaceae 7 1,07 6 Ipomoea Convolvulaceae 6 0,92 7 Caesalpinia Caesalpiniaceae 5 0,77 8 Euphorbia Euphorbiaceae 5 0,77 9 Phyllanthus Euphorbiaceae 5 0,77 10 Ophiopogon Convallriaceae 5 0,77 11 Smilax Smilacaceae 5 0,77 Tổng 73 11,20

Kết quả ở bảng trên cho thấy: Trong 11 chi (chiếm 2,50% tổng số chi) thuộc 9 họ trên có 73 loài - chiếm 11,20% tổng số loài toàn hệ thực vật khu vực đồi núi Chí

Linh. Chi lớn nhất là Cyperus (họ Cyperaceae) có 11 loài, kế tiếp là các chi Ficus

(Moraceae), Hedyotis (Moraceae), Fimbristylis (Cyperaceae) cùng có 8 loài. Việc

11 chi giàu loài này chiếm 11,20% tổng số loài của toàn hệ, đã thể hiện rõ vai trò của các chi này trong cơ cấu thành phần loài của hệ thực vật. Điều này còn chứng tỏ có rất nhiều chi có số lượng loài ít. Đặc biệt là các chi đơn loài cần được bảo tồn bởi nếu mất đi những loài này đồng nghĩa với việc mất các taxon ở bậc cao hơn.

Tương tự như trên, vì hệ thực vật vùng đồi núi Chí Linh là hệ thực vật đã bị tác động nhiều nên trong số các chi thực vật giàu loài trên, đa số là các chi thuộc đại

diện là cây thân thảo hoặc là cây bụi nhỏ như Cyperus, Fimbristylis, Ophiopogon,…

ít có đại diện là họ có nhiều cây gỗ. Tuy nhiên đây vẫn là đại diện các chi có nhiều loài ở Việt Nam. Với sự phục hồi mạnh mẽ của hệ thực vật nơi đây thì việc trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật vùng đồi núi thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)