Điều kiện kinh tế, xã hội [36]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên bát xát, tỉnh lào cai (Trang 26)

a. Dân tộc

Sinh sống trong Khu BTTN Bát Xát, tỉnh Lào Cai có 08 dân tộc anh em, trong đó chiếm khoảng 45,08%, tập trung chủ yếu ở xã Sàng Ma sáo, Trung Lèng Hồ; ngƣời Dao chiếm 33,67%, sống chủ yếu ở xã Dền Sáng; ngƣời Hà Nhì chiếm 18,54%, sống chủ yếu ở xã Y Tý và xã Nậm Pung; ngƣời Kinh 2,67%.

Các dân tộc đã có quá trình định cƣ lâu đời, có giao lƣu cả về kinh tế, văn hóa và hôn nhân..., nhƣng vẫn bảo tồn những nét đặc trƣng riêng về văn hóa nhƣ: Phong tục canh tác, tôn giáo tín ngƣỡng, ngôn ngữ, trang phục, sinh hoạt văn hóa dân gian,... Những nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc nhƣ: Nhà trình tƣờng gồm 4 mái của ngƣời Hà Nhì, lễ hội "xuống đồng" của ngƣời Hà Nhì, tục “bắt vợ”, “cƣới hỏi” và “buộc chỉ cổ tay cô dâu” của ngƣời H’Mông, lễ hội"gầu tào" của ngƣời H’Mông,... đã tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là những giá trị văn hoá phi vật thể quý giá cần phải gìn giữ và phát triển, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái nhân văn đang đƣợc du khách ƣa chuộng.

b. Dân số và lao động

- Dân số và phân bố dân cƣ:

Trên địa bàn vùng dự án xác lập Khu BTTN Bát Xát có 2.729 hộ, với 15.029 nhân khẩu và phân bố trên 44 thôn bản; bình quân từ 56 ngƣời/hộ. Mật độ dân số trung bình là 44,48 ngƣời/km2, nhƣng phân bố không đồng đều giữa các xã. Tại các xã có ít diện tích đồi và núi đá thì mật độ dân số rất cao (xã Y Tý 54,62 ngƣời/km2) và ngƣợc lại các xã có nhiều đồi núi thì mật độ dân số giảm nhiều (xã Trung Lèng Hồ 15,14 ngƣời/km2). Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2012 trong khu vực 05 xã là 1,82%, bao gồm cả tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học.

- Lao động và cơ cấu lao động:

Theo thống kê số ngƣời trong độ tuổi lao động trong 05 xã là 8.112 ngƣời, chiếm tỷ lệ 55,1% tổng dân số, trong đó lao động nữ chiếm 50,82%, lao động nam chiếm 49,18%. Đây là tỉ lệ tƣơng đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm tỉ lệ cao (trên 69% dân số là lứa tuổi dƣới 35).

Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Phần lớn lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm 97,71%, còn lại lao động tham gia vào các ngành kinh tế khác chiếm 2,29% so với tổng số lao động xã hội; Số ngƣời trong độ tuổi đang lao động trong các ngành kinh tế chiếm 95,4%; số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.

Về chất lƣợng lao động: Trong tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động, số lao động phổ thông chiếm trên 95%, số còn lại là lao động kỹ thuật và công chức. Hệ quả không thể tránh khỏi là số lao động dƣ thừa rời địa phƣơng đi kiếm việc làm để mƣu sinh, không ngoại trừ vào khai thác bất hợp pháp nguồn tài nguyên rừng trong khu vực.

Sự phân công lao động xã hội trong khu vực chƣa rõ nét và hầu nhƣ chƣa có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý; thời gian sử dụng lao động trong nông thôn bình quân đạt 189 ngày/năm; lực lƣợng lao động nhàn rỗi chiếm từ 810% số lao động hiện có, phần lớn là số học sinh đến tuổi lao động không tìm đƣợc việc làm.

Đây là một vấn đề đáng quan tâm trong công tác chuyển đổi cơ cấu lao động và tạo việc làm thu hút nguồn lao động dôi thừa trong khu vực.

- Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Tính đến cuối năm 2014, hầu hết các xã đã có trạm y tế, mỗi trạm có từ 3-9 phòng với diện tích sàn xây dựng bình quân là 293 m2/trạm và tất cả các phòng đều đảm bảo tiêu chuẩn của ngành y tế đặt ra. Số cán bộ y tế là 27 ngƣời, gồm 1 bác sĩ, 12 y sĩ, 10 y tá và nữ hộ sinh, 4 dƣợc tá. Bình quân cứ 569 ngƣời dân/cán bộ y tế, 570 ngƣời dân/giƣờng bệnh. Phòng khám đa khoa khu vực xã Y Tý có 10 giƣờng bệnh, 6 cán bộ y tế (01 bác sĩ, 01 dƣợc sĩ, 01 y sĩ, 01 nữ hộ sinh, 02 y tá điều dƣỡng),...

- Hệ thống giao thông:

Theo kết quả điều tra cho thấy, mạng lƣới giao thông trên địa bàn 05 xã khu vực nghiên cứu tƣơng đối đồng đều (mật độ 1,04km/km2) và đã đƣợc cải thiện rất nhiều từ sự hỗ trợ của chƣơng trình 134, 135, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, đã có đƣờng ô tô đến đƣợc tất cả trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, chủ yếu là đƣờng cấp phối, chất lƣợng đƣờng rất xấu, đặc biệt là các tuyến đƣờng giao thông nông thôn (liên xã, liên thôn, nội thôn, nội đồng) chủ yếu là đƣờng đất, mặt đƣờng nhỏ, vào mùa mƣa đi lại rất khó khăn, hiện đang là một trở ngại lớn, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã trong vùng và công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng trong Khu BTTN Bát Xát sau này.

Với hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn 05 xã trong khu vực dự án, mới chỉ đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn. Để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn cũng nhƣ nâng cao công tác quản lý bảo vệ Vƣờn quốc gia, việc đầu tƣ xây dựng phát triển hệ thống giao thông là hết sức cần thiết và cấp bách trong những năm tới.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG,

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu của đề tài

2.1.1. Mục tiêu chung

Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu BTTN Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tập hợp một cách có hệ thống các loài cây làm thuốc đƣợc ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần các taxon, các bệnh chữa trị, các bộ phận sử dụng và dạng sống của những loài thực vật đƣợc ghi nhận làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên

2.2.1. Đối tượng

Các loài thực vật đƣợc ghi nhận làm thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Một số bài thuốc của đồng bào các dân tộc ở Khu BTTN Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đang lƣu trữ và sử dụng.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng về nguồn tài nguyên cây thuốc. - Phạm vi về không gian: Tại khu BTTN Bát Xát, Lào Cai KBTTN Bát Xát nằm trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 3-2018 đến tháng 11 năm 2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Thành phần loài và đa dạng loài

- Thu thập và xử lý mẫu vật, xác định tên, xây dựng danh lục các loài thực vật đƣợc ghi nhận làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Phân tích đánh giá đa dạng các loài thực vật đƣợc ghi nhận làm thuốc ở khu

bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

+ Đa dạng về các bậc phân loại của các loài cây thuốc. + Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc

+ Sự phân bố các loài cây thuốc theo môi trƣờng sống.

+ Thống kê các loài cây thuốc đang bị đe dọa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.

2.3.2. Tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc tại Khu BTTN Bát Xát, tỉnh Lào Cai Lào Cai

Thực trạng phân bố của loài, tình hình khai thác và sử dụng tại cộng đồng,…

2.3.3. Vấn đề sử dụng cây thuốc

Đa dạng về công dụng chữa trị của các loài cây thuốc, bộ phận của cây đƣợc sử dụng làm thuốc. Một số bài thuốc.

2.3.4. Các nguyên nhân, tác động gây suy giảm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu BTTN Bát Xát, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu BTTN Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Điều tra về thị trƣờng cây thuốc, tình hình khai thác tiêu thụ và bảo tồn cũng nhƣ các nguyên nhân gây suy giảm các loài cây sử dụng làm thuốc và bài thuốc dân gian. Từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu BTTN Bát Xát.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Điều tra thực địa theo tuyến

Điều tra khảo sát sơ bộ sau đó ta tiến hành chọn tuyến điều tra. Tuyến đƣợc chọn phải đảm bảo yêu cầu phải chạy qua các sinh cảnh đặc trƣng cho khu bảo tồn. Trên mỗi tuyến cắt ngang chọn các ô tiêu chuẩn là những điểm chốt đặc trƣng nhất để nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc (Theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997; Nguyễn Thƣợng Dong và cộng sự, 2006).

Trên mỗi tuyến, tiến hành điều tra các loài cây đƣợc ghi nhận làm thuốc trong phạm vi 10 m mỗi bên. Mỗi loài lấy 5-6 tiêu bản.

Sau thời gian gần một năm với 2 chuyến điều tra thực địa, đƣợc sự giúp đỡ của Ban giám đốc Khu BTTN Bát Xát và các trạm kiểm lâm trực thuộc, các ông lang, bà mế, chúng tôi đã tiến hành 2 chuyến điều tra khảo sát và thu mẫu trong phạm vi khu vực nghiên cứu.

* Các tuyến điều tra thực địa là:

- Tuyến số 1. Trạm kiểm lâm Dền Sáng - Tuyến Suối Đỏ. Chiều dài tuyến 2,5 km;

- Tuyến số 2. Trạm kiểm lâm Dền Sáng – Rừng Đẹp Dền Sáng. Chiều dài tuyến 2,0 km;

- Tuyến số 3. Trạm kiểm lâm Y Tý – Rừng phục hồi giữa T Tý và Dền Sáng. Chiều dài tuyến 2,1 km;

- Tuyến số 4. Trạm kiểm lâm Y Tý – Tiểu khu 65, 66. Chiều dài tuyến 2,8 km; - Tuyến số 5. Trạm kiểm lâm Y Tý – Tiểu khu 56, Sối Sín Chải. Chiều dài tuyến 2,8 km;

- Tuyến số 6. Trạm kiểm lâm Y Tý – theo đƣờng tỉnh lộ 158 – thôn Nhìu Cồ San. Chiều dài tuyến 2,1 km;

- Tuyến số 7. Trạm kiểm lâm xã Sàng Ma Sáo – theo đƣờng liên thôn qua

Khu Chu Phìn – tiểu khu 80. Chiều dài tuyến 3,2 km;

- Tuyến số 8. Trạm kiểm lâm xã Sàng Ma Sáo – theo đƣờng liên thôn qua Khu Chu Phìn – Rừng phục hồi tiểu khu 73. Chiều dài tuyến 2,8 km.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA)

Phỏng vấn đồng bào, các cán bộ làm công tác quản lý, nhất là các ông lang, bà mế, các lƣơng y thuộc các dân tộc, ngƣời dân khai thác, buôn bán cây thuốc từ rừng, tại Khu BTTN Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, thông qua các bảng câu hỏi đã đƣợc xây dựng sẵn để sƣu tầm và phát hiện các bài thuốc, cây thuốc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. Mỗi cây thuốc, bài thuốc đều có mẫu thu và ghi chép các thông tin cần thiết nhƣ công dụng, bộ phận sử dụng, cách sử dụng của cây (phụ lục 2).

- Các ông lang, bà mế, người mua bán cây thuốc đã phỏng vấn là:

+ Xã Dền Sáng: Bản Trung Trải (Ông Sùng A Hân, Ông Lý A Sử, Bà Bàn Thị Hà);

+ Xã Y Tý: Bản Sim San 2 (Ông Sùng A Tính, Ông Lý A Toàn; Bà Lý Thị Tịnh);

+ Xã Sàng Ma Sáo: Bản Sàng Ma Sáo (Bà Bùi Thị Hoan).

2.4.3. Phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia

- Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy nhƣ các báo cáo khoa học của khu bảo tồn, kỷ yếu, tạp chí khoa học, internet, ….

- Phƣơng pháp chuyên gia: Dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia đặc biệt là các vấn đề nhƣ xác định tên khoa học của các mẫu đã thu hái, các thuật ngữ về các bệnh đƣợc chữa trị.

- Các tên khoa học đƣợc định loại dƣới sự hƣớng dẫn và kiểm tra tên khoa học của các chuyên gia phân loại thực vật tại Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên; Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

2.4.4. Xử lý số liệu

- Phƣơng pháp xử lý mẫu vật, chỉnh lý tên khoa học (theo Nguyễn Nghĩa thìn, 1997). Các tiêu bản tƣơi đƣợc thu thập ngoài thực địa tiếp tục xử lý trong phòng thí nghiệm tại Bộ môn Khoa học Thực vật, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Các mẫu sau khi sấy khô đƣợc ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 0,3- 0,5% HgCl2 để diệt khuẩn và chống côn trùng phá hại. Các mẫu tiêu bản đƣợc sấy khô, ép khẳng, trình bày và khâu trên giấy bìa cứng kích thƣớc 28 cm x 42 cm.

- Xác định tên khoa học, kiểm tra, chỉnh lý tên theo các tài liệu chính là các tập Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), Thực vật chí Việt Nam (nhiều tác giả), Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (nhiều tác giả) cùng nhiều tài liệu liên quan khác,….

- Xây dựng danh lục: Điều chỉnh khối lƣợng họ, chi theo hệ thống của bộ Sách “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam” 3 tập [2, 44]. Danh lục đƣợc xây

dựng theo nguyên tắc sự phát triển của các ngành thực vật từ Lá thông đến thực vật Hạt kín. Trong mỗi ngành các họ, chi loài đƣợc xếp theo vần ABC. Riêng ngành thực vật Hạt kín do khối lƣợng lớn nên chia thành 2 lớp là Hai lá mầm và lớp Một lá mầm, sau đó cũng xếp tƣơng tự nhƣ trên. Danh lục ngoài tên khoa học, tên Việt Nam của các loài còn có các thông tin khác nhƣ công dụng, dạng sống, môi trƣờng sống của các loài thực vật, bộ phận sử dụng và cách thức sử dụng loài đó làm thuốc nhƣ mô hình bảng 2.1.

Bảng 1.1. Bảng danh lục các loài thực vật làm thuốc (mẫu)

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM CÔNG DỤNG BỘ PHẬN DÙNG CÁCH DÙNG DẠNG CÂY MÔI TRƢỜNG SỐNG 1 2 3 ...

- Xác định các loài quí hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt: Trên cơ sở danh lục thực vật, lập danh sách các loài quí hiếm ở Khu BTTN Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Các loài đƣợc xác định quí hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt dựa vào tiêu chí của các công trình sau:

+ Sách đỏ Việt Nam, 2007;

+ Danh lục các loài thực vật quý hiếm của IUCN, 2017;

+ Nghị định số 32 của chính phủ về quản lý các loài động thực vật quý hiếm. - Đánh giá tính đa dạng của các loài cây thuốc, về dạng sống của các loài cây thuốc, môi trƣờng sống của các loài cây thuốc, về tần số sử dụng các bộ phận, về số lƣợng các bộ phận sử dụng làm thuốc (theo Nguyễn Thƣợng Dong và cộng sự, 2006). - Sơ đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm: Căn cứ vào các điểm đã phát hiện đƣợc cây thuốc ngoài thực địa (đã đƣợc xác định vị trí bằng GPS và đánh dấu vào bản đồ điều tra), đánh dấu điểm phân bố của loài trên bản đồ (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004).

- Các nhóm bệnh đƣợc phân chia theo tài liệu của Lê Trần Đức (1997) “Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu”. Chi tiết nhƣ sau:

+ Nhóm 1: Bệnh ngoại cảm (gồm cảm mạo phát sốt ớn lạnh, nghẹt mũi, cảm cúm hơi sốt sợ lạnh, đau mỏi, cảm gió lạnh, rét run, cảm nóng rét nắng mƣa thời khí hỗn tạp, cảm về mùa hè nôn đầy, cảm cúm mùa hè sốt dai đau mình, cảm nắng hay sốt nóng đơn thuần, nóng rét qua lại, sốt rét cơn, sốt dị ứng, phát ngứa sƣng phù, bệnh ôn nhiệt sốt hè thu, trúng gió méo mồm lệch mắt, trúng phong thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên bát xát, tỉnh lào cai (Trang 26)